- Thấy được những hình ảnh phản cảm của một số người tại lăng tẩm các vua triều Nguyễn khiến tôi thực sự cảm thấy rất buồn.


Sao lại trèo lên lưng ngựa đá tâm linh?

Không biết các bạn nữ trong ảnh có biết điều “cấm kỵ” này hay không. Ngựa đá ở lăng tẩm Huế có một sự linh thiêng rất đặc biệt. Nó không phải để cưỡi làm thú vui mà là để canh giấc ngủ ngàn thu cho các vua chúa.

{keywords}

Đứng trên cả lưng ngựa đá tâm linh, một hành vi không thể chấp nhận: Ảnh Dân Trí

Theo thống kế, các lăng tẩm triều Nguyễn như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định hiện vẫn còn hiện tồn 10 tượng ngựa đá. Và có thể nói khi lăng tẩm các vua triều Nguyễn thuộc Di sản Văn hóa thế giới thì các ngựa đá tâm linh cũng thuộc loại vô giá, không thể đong đếm bằng vật chất được.

Vậy mà không hiểu sao người ta lại có hành vi và thái độ không thể chấp nhận được như vậy. Đó là chưa kể nếu có gì sai sót xảy ra, những con ngựa đá đổ vỡ vì sức nặng của người thì lấy gì đền bù cho di sản văn hóa vật thể vô giá này?

Các bạn trẻ không biết sẽ nghĩ sao về hành động này của các bạn nữ trong ảnh? Đúng là năm Giáp Ngọ cưỡi ngựa là một thú vui nhưng trèo lên cả ngựa đá tâm linh tại các lăng tẩm của các vua chúa thì thật đáng trách. Làm sao có thể đặt những bộ phận phàm tục đầy chất hồng trần, lấm lem bụi đất lên lưng ngựa đá tâm linh tại các lăng tẩm được? Với các bạn nữ thì lại càng không được “phạm thượng” một cách lố lăng như thế!

{keywords}

Cưỡi ngựa đá tâm linh, một hành vi phản cảm: Ảnh: Dân Trí.

Ngành du lịch Huế không biết đã có để ý đến điều này chưa? Nếu đã có trường hợp này từng xảy ra thì phải đặt biển cấm với hành vi phản cảm này. Khách thăm quan có thể không biết nhưng không lẽ bảo vệ và nhân viên di tích lại không biết mà nhắc nhở? 

Du lịch theo kiểu “rẻ rúng” vua chúa

Nhà văn Võ Quê, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho rằng việc sử dụng khuôn viên nhà Hữu Vu để chụp ảnh vua chúa triều Nguyễn là một điều không thể chấp nhận.

Theo nhà văn, ở Trung Quốc cũng có dịch vụ chụp ảnh vua chúa nhà Thanh nhưng lại được thực hiện ở một địa điểm riêng biệt và không có việc ngồi lên ngai vàng để chụp ảnh.

{keywords}

Nữ du khách phương Tây ăn mặc hở hang ngồi trên đùi 'vua'. Ảnh:  N.V.T

Trên thực tế, du khách chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để mua vé là có thể “lên ngôi” ngay lập tức tại nhà Hữu Vu bên trong Đại Nội. Người viết bài này chứng kiến một số du khách miền Nam mang cả “áo vua” ra ngoài khuôn viên nhà Hữu Vu để chụp ảnh với thái độ giễu cợt, cười đùa ngay tại Festival Huế 2012.

Khách du lịch khi đến Huế cũng chỉ cần bỏ ra một số tiền là sẽ được phục vụ thực đơn “cơm vua” đủ món như các vị vua triều Nguyễn thời xưa. Điều đáng nói việc các ông Tây bà đầm mặc “áo vua” dùng ngự thiện một cách khá kệch cỡm. Kết quả là hình tượng vua chúa Việt Nam đã trở nên rẻ rúng trong mắt du khách nước ngoài.

Đúng là những gì trông thấy mà đau đớn lòng! Mong sao Festival Huế 2014 sắp tới, khi Huế bị đặt vào “ghế nóng” sẽ chấn chỉnh những điều trái tai gai mắt này. Bởi nếu không, những hình ảnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của Huế, thành phố du lịch với thương hiệu Festival đã được biết từ lâu của nước ta và trên cả phương diện quốc tế.

Văn Toàn