- Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang được xem xét mở rộng và nâng cấp sau gần 1 thế kỷ tồn tại giữa trung tâm Đà Nẵng. Đây là bảo tàng được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam đang lưu giữ trưng bày những bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật điêu khắc lớn nhất thế giới của Vương quốc Chămpa cổ.

{keywords}

Toàn cảnh Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Phải hết sức thận trọng

Hiện các phương án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang được các nhà khoa học, nhà văn hóa và nhà quản lý tranh cãi để tìm phương án tối ưu nhất trước cây hỏi Sửa chữa, nâng cấp hay xây mới?

Hội thảo được tổ chức hôm 17/7 tại Đà Nẵng đã được các nhà chuyên môn và các nhà khoa học đầu ngành quan tâm và đặt vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển công trình văn hóa độc đáo này.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một trong những bảo tàng được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam vào năm 1915, thuộc nhóm 10 bảo tàng thu hút khách nhất cả nước.

Tuy nhiên hiện Bảo tàng này đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc bảo quản các hiện vật bên trong. Do vậy việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng diện tích trưng bày bảo tàng được đặt ra hiện nay vô cùng bức thiết.

Các phương án được đưa ra để cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm gồm:

1. Tìm địa điểm khác để xây mới tòa nhà Bảo tàng làm cơ sở 2 của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hoặc chuyển đổi công năng của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện nay thành bảo tàng khác.

2 Giữ nguyên kiến trúc hiện nay, chỉ đầu tư sửa chữa, chống thấm dột, cải tạo nội thất trưng bày.

3. Giữ lại tòa nhà cũ xây dựng trước năm 1975 để bảo quản như một di sản kiến trúc, cải tạo tòa nhà sau để tăng thêm diện tích sử dụng, khắc phục những hư hỏng hiện nay của tòa nhà.

Các đại biểu tham dự hội thảo phần lớn đều nghiêng về phương án thứ ba. Nhưng vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng trong quá trình triển khai thực hiện.

GS. KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng cần phải giữ nguyên trạng và chỉ nên nâng cấp, kiện toàn cái hiện có.

Còn PGS. Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam khẳng định: “Bảo tàng Điêu khắc Chăm là Di sản quý hiếm và trở thành một biểu tượng của Đà Nẵng. Yêu cầu đặt ra là không làm biến dạng và phá vỡ biểu tượng văn hóa này”.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học đều có chung nhận định Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một kiến trúc độc đáo, đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa của Đà Nẵng nên cần bảo tồn và phát huy giá trị của kiến trúc văn hóa độc đáo này. Tuy nhiên bảo tồn và phát huy giá trị của công trình độc đáo này thế nào thì cần phải thận trọng.

Tranh cãi về việc thiết kế mới và giữ lại nguyên trạng

{keywords}

UBND thành phố Đà Nẵng đưa ra phương án phát động cuộc thi thiết kế kiến trúc cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 50-60 tỷ đồng. Song ý kiến về cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc với quy mô quốc tế ẫn gặp phải sự phản biện của các nhà khoa học.

GS. KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là công trình kiến trúc đã có sẵn, không nên có cuộc thi, vì kết quả cuộc thi sẽ đưa ra những bản thiết kế hoàn toàn mới, rất khó thích ứng với công trình đã có. Nếu không thận trọng thì nguy cơ làm giảm hoặc mất giá trị di sản là khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Hải Ninh-Phó Trưởng phòng quản lý bảo tàng (Cục Di sản văn hóa) cho rằng: "Cần phải có sự tham gia của kiến trúc sư, họa sĩ thiết kế và kể cả khách tham quan để cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, tránh tình trạng xây dựng đồ sộ, tốn kém nhưng lại thiếu những yếu tố cơ bản".

Trong cuộc làm việc mới đây với các cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí cho rằng với việc đầu tư nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là việc làm khó và cần có tư duy, chiến lược và cả kiến thức tổng hợp chuyên ngành trên tất cả các lĩnh vực để tìm ra phương án tốt nhất.

“Cần tìm ra phương án tối ưu nhất trước khi đầu tư nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trên cơ sở đánh giá hiện trạng và lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tránh sai lầm làm biến dạng, mất giá trị của  di tích độc đáo này", ông Trần Công Trí nhấn mạnh.

{keywords} 

Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm đang lưu giữ các bộ sưu tập cực kỳ quý hiếm. Trong đó có 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, số còn lại đều là những báu vật quốc gia. 

Vũ Trung