- "Khán giả la ó nhưng nếu nhà
đài thấy phim của anh có được 21 spot quảng cáo mỗi tập là ông ấy cho làm tiếp.
Còn khán giả có khen phim anh tốt đến thế nào mà mỗi tập chỉ có 10 spot quảng
cáo thì nhà đài cũng chịu. Bi kịch!", NSX Phước Sang nói.
Phim truyền hình: Vết thương cũ trên cơ thể bệnh tật
Quyền Linh: sợ phim Việt chẳng còn dám diễn
Rùng hết cả mình vì phim Việt
Nhức mắt với quảng cáo trong phim Việt
Phim Việt mất giá
Tiếp tục mạch bài mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến việc phim truyền hình xuống dốc hiện nay, VietNamNet đã gặp NSX Phước Sang. Thời gian gần đây, hãng phim tư nhân chuyên làm phim truyện nhựa chiếu Tết này còn tham gia sản xuất rất nhiều phim truyền hình. Chính vì vậy ông giám đốc Phước Sang Film đã cung cấp những thông tingiật mình về chuyện hậu trường làm phim truyền hình hiện nay. Phải chăng nhà đài cũng là một trong những thủ phạm quan trọng góp phần tạo ra những bộ phim kém chất lượng lên sóng?
Khán giả đang phàn nàn về chất
lượng phim truyền hình và nhiều người cho rằng nó đang yếu về mọi mặt. Với tư
cách là một nhà sản xuất, theo anh thì vì sao người ta lại kêu ca nhiều về chất
lượng phim truyền hình dữ dội như thời gian gần đây?
Bởi vì sự kỳ vọng của khán giả
quá lớn, áp lực công việc của những người làm phim cũng rất nhiều nên đã dẫn đến
những hệ luỵ như vậy. Người trong nghề thì ai mà không đau đầu. Với tần suất 20
tập phim ra lò mỗi ngày như hiện nay, ví như mỗi ngày người ta đẻ ra 20 đứa con, một năm sinh ra 7000 đứa. Đẻ con ra thì có đứa tròn, đứa méo, có đứa dị tật. Mà
người ta lại nhìn vào đứa con dị tật đó để đánh giá cả một gia đình.
Gia đình nào có một người con dị tật sao lại không buồn? Là những người làm nghề, khi có những sản phẩm không hay ra đời, bản thân chúng tôi buồn trước tiên. Nhưng mọi người hãy thông cảm, suy nghĩ cho giới làm phim: 1 ngày có 20 tập phim ra đời thì có bao nhiêu tập hay, bao nhiêu tập dở, trong 20 người con thì có bao nhiêu đứa tật nguyền? Đừng chỉ nhìn vào những đứa con tật nguyền để đánh giá trong khi còn bao nhiêu đứa con học giỏi mà không nói. Ở đây rất cần cái nhìn thật công tâm.
Thêm nữa, phim truyền hình VN
thực ra mới phát triển 1 năm gần đây. Nó giống như một đứa trẻ sơ sinh và cần
phải qua lớp mầm, lớp chồi, lớp lá, rồi mới vào lớp 1, lên lớp 2, lớp 3, lớp 4.
Học chưa hết mấy lớp đó thì làm sao bắt nó trả bài của lớp 5? Chắc chắn nó không
thể nào làm được vì học lực quá nặng với nó.
Mọi người phải hiểu rằng phim VN phát triển được thì những người làm nghề mới có thể sống được. Thời phim mì ăn liền, mọi người xông vào đánh ầm ầm. Phim mì ăn liền chết. Rõ ràng thị trường VN bỏ trống một thời gian, để cho phim ngoại hoành hành. Chỉ đến khi Gái nhảy xuất hiện thì thị trường phim VN mới phát triển lại.
Theo sự lý giải của anh, có
thể hiểu rằng việc phim truyền hình gặp những vấn đề như hiện nay là điều tất
yếu trong lộ trình phát triển của nó?
Muốn tìm giải pháp cho phim
truyền hình phát triển tốt thì cần phải có lộ trình, đòi hỏi các cơ quan ngành
phải vạch ra kế hoạch rõ ràng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đầu ra. Nói phải làm
phim hay thì tiêu chí, chuẩn mực đánh giá phim hay là gì? Điều này có bàn cả
tháng, cả năm cũng không ra vấn đề vì mỗi người có cách nhìn nhận phim hay, phim
dở khác nhau. Trong khi bây giờ phim muốn lên sóng thì phải dựa trên tiêu chí là
có được bao nhiêu spot quảng cáo.
Một phát ngôn của anh dù người trong nghề không thấy lạ nhưng lại khiến nhiều khán giả giật mình là: Bây giờ các NSX gặp nhau thì thường hỏi phim thu được bao nhiêu tiền chứ không phải là phim có hay không? Vậy có thể hiểu rằng phim hay hay dở được đo bằng doanh thu quảng cáo. Chuyện này nghe có vẻ rất mâu thuẫn và vô lý?
Do hợp đồng đầu ra của đài. Họ
quy định rằng khi anh làm phim, không biết hay dở thế nào nhưng phải đảm bảo bao
nhiêu spot quảng cáo mỗi tập để nhà đài không lỗ. Người ta dựa theo spot quảng
cáo để đánh giá bộ phim. Khi anh đảm bảo phim hay phải là phim hay, có lượng
người xem đông thì chuẩn nào để đánh giá điều đó? Đó là spot quảng cáo.
Khi làm phim mà có nhiều spot
quảng cáo thì anh sẽ được thưởng. Nếu bỏ tiêu chuẩn spot quảng cáo, thay thế
bằng tiêu chuẩn phim hay thì theo nhà đài, phim hay có nghĩa là phim như thế
nào? Phim hay theo đánh giá của đại đa số khán giả hay phim hay do được báo chí
quan tâm?
Như anh nói thì các bộ phim
muốn lên sóng thì phải cam kết bằng spot quảng cáo. Đó có phải lý do nhiều NSX
bây giờ chỉ quan tâm đến việc phim của mình có lên được sóng không, có thu được
lãi không còn dư luận khen chê thế nào thì họ mặc kệ. Tức là khán giả có la ó
thì cũng không thể bằng được việc phim của họ thu được bao nhiêu quảng cáo?
Khán giả la ó là chuyện của khán
giả. Khán giả la ó nhưng nếu nhà đài thấy phim của anh có được 21 spot quảng cáo
mỗi tập là ông ấy cho làm tiếp. Còn khán giả có khen phim anh tốt đến thế nào mà
mỗi tập chỉ có 10 spot quảng cáo thì nhà đài cũng chịu. Bi kịch
Một trong những nguyên nhân
nữa khiến cho phim truyền hình xuống dốc được cho là do thời gian sản xuất quá
nhanh. Có thể do sức ép về thời gian lên sóng, chi phí sản xuất tốn kém... nhiều
phim mỗi ngày hoàn thành 1 tập...
Quay nhanh hay chậm không quan
trọng bằng kịch bản. Nếu có kịch bản hay trong tay thì quay sẽ nhanh thôi. Còn
nếu kịch bản không hay, diễn viên không cảm được vai diễn, diễn tới diễn lui
không xong thì có thể cả tuần mới xong được 1 tập phim. Đó là chuyện đương
nhiên!
Hạnh Phương