Khán giả "phát điên" vì phim
Việt
Phim TH: Vết thương cũ trên cơ thể bệnh tật
Quyền Linh: sợ phim Việt chẳng còn dám diễn
Rùng hết cả mình vì phim Việt
Nhức mắt với quảng cáo trong phim Việt
Phim Việt mất giá
Xem phim mà phát ngượng
Một chi tiết nữa khiến phim Việt dở tệ là ở lời thoại. Không hiểu sao dù diễn viên phim Việt nói chuyện khá thô (quá thô) nhưng vẫn cho thu âm trực tiếp tại trường quay mà không cho lồng tiếng lại? Phim nước ngoài cũng có áp dụng kỹ thuật thu tiếng tại trường quay nhưng dàn diễn viên của họ có trình độ về diễn xuất và luyện cách phát âm (ngữ điệu) rất chuẩn và xúc cảm!
Ở phim Việt cũng có một số diễn viên đạt được điều này, song rất ít! Vài ý kiến đóng góp mong các đạo diễn phim Việt chịu khó đầu tư và "động não" hơn cho sản phẩm của mình để đừng phụ lòng khán giả nước nhà".
Cùng có chung quan điểm, độc giả Nguyễn Tài nói: "Phim Việt Nam mình dở về nội dung, nghèo và vụng về diễn xuất... Người xem biết, nhà làm phim biết và diễn viên cũng biết nhưng mãi vẫn không khắc phục được".
Khán giả Chu Minh Nguyệt thì thẳng thắn bắt lỗi phim Việt: "Diễn viên diễn như kịch, không truyền cảm. Đạo diễn thì có vấn đề. Ví dụ, phim nói về những năm chiến tranh chống Mỹ nhưng xuất hiện xe ô tô biển 4 số, đồ đạc toàn thời @, quần áo đóng bộ đội đem bôi bẩn nhưng tay chân mặt mũi vẫn sạch nguyên...".
Tuy nhiên, bị kêu ca nhiều nhất vẫn là diễn viên. Bạn đọc lấy tên "Hà Nội" viết: "Cái dở nhất của phim VN nói chung là diễn viên không thuộc lời thoại gây cảm giác rất khó chịu khi nghe. Vừa thấy giả dối, vừa thấy ngớ ngẩn. Đó là chưa nói đến việc làm hỏng cả tiếng Việt. Người VN có nói ngắc ngứ, ấp úng thế đâu? Sao các diễn viên cứ làm méo mó ngữ điệu tiếng Việt thế? Nếu họ cảm thấy khó thuộc lời thì thôi đi, đừng diễn nữa. Diễn mà cứ như nhai cơm nguội thật chẳng ra làm sao cả".
Bạn đọc Hoàng Bá Dũng thẳng thắn nhận xét về nhiều diễn viên tay ngang hiện nay: "Gần đây truyền hinh VN chiếu nhiều phim do các hãng phim trong nước thực hiện. Tôi thấy kịch bản và đạo diễn sơ sài, diễn viên bất cứ ai nổi tiếng trong các lĩnh vưc khác đều đóng phim được. Chẳng hạn như ca sỹ Mỹ Tâm, MC Danh Tùng và một số người mẫu khác. Buồn hơn là sự đi xuống của các diễn viên đã làm mất hình ảnh của mình trong lòng khán giả".
"Đa số phim Việt là coi thường khán giả"
Đó là tiêu đề của phản hồi do bạn đọc Trần Quốc Tuấn gửi về cho VietNamNet. Bạn viết: "Họ tưởng là khán giả không am hiểu gì, cứ thấy nhiều người đẹp, nội dung lâm li bi đát hay có nhiều cảnh nóng là mê. Thực ra mấy ông làm phim quá nhầm!
Xem phim Hàn Quốc rồi ngẫm lại thấy thật buồn cho phim Việt. Người ta nhập vai như thật, diễn viên không khóc thành tiếng mà nước mắt người xem cứ vậy ứa ra không giữ nổi. Họ nói không nhiều nhưng khán giả hiểu hết những gì họ muốn truyền thụ. Có nhiều vấn đề rất rõ ràng, rất đơn giản ai ai cũng nhận thấy nhưng thật kì lạ là mấy ông làm phim lại không nhận ra. Buồn lắm!".
Bạn đọc lấy tên "Thích nghi" thì dùng hai từ "Bát nháo" để mô tả thực trạng phim Việt hiện nay: "Hồi xưa coi phim VN thấy sâu sắc, chân thực và ý nghĩa còn bây giờ phim chỉ xoay quanh đề tài yêu đương, ăn chơi, khoe mẽ, khoe thân. Diễn viên không trường không lớp, chỉ cần đẹp là ô-kê thì làm sao có phim hay được. Đó là chưa kể đến chuyện đạo phim...".
Đặc biệt có những bạn đọc chỉ ra rất cụ thể những nguyên nhân dẫn đến cảnh chợ chiều của phim Việt hiện nay. Như ý kiến của bạn Nguyễn Đăng Quý rất đáng để suy nghĩ.
"Là một người hay xem nhiều phim để giải trí nhưng tôi nói thẳng: phim VN rất chán. Không phải vì thiếu sự đầu tư về khoa học kĩ thuật mà là vì nhiều yếu tố.
Thứ nhất: Nội dung phim rất sơ sài và nhiều khi vô lý. Xem mấy phim của ngày xưa tôi thấy nó còn thật hơn, có lí hơn. Phim hiện nay nhiều khi mới xem qua được một tập là hiểu luôn đoạn cuối rồi. Mất cả hấp dẫn.
Thứ hai: Diễn viên đúng là càng ngày càng bắt mắt nhưng không qua đào tạo chính thức nên khả năng diễn xuất không tốt, nhìn giả tạo.
Thứ ba: Thiếu sự chọn lọc kĩ càng về phía ý kiến của người xem để tiếp thu.
Thứ tư: Đáng lẽ ra càng ngày khoa học kỹ thuật càng phát triển, camera xịn, kinh phí nhiều, điều kiện tốt thì chúng ta phải phát triển tốt hơn chứ sao lại thua cả quá khứ của chúng ra. Hãy nhìn sang các nước bạn để học hỏi thêm nhiều điều nữa, các đạo diễn và diễn viên của ta ơi".
Nhiều khán giả còn bày tỏ thái độ chán nản phim Việt như trường hợp của bạn đọc có nickname "truongphixp". Bạn viết: "Riêng tôi, khi xem phim Việt ngày nay (không bao gồm số ít phim được khán giả đón nhận) thì tôi thấy khuyết điểm chung là: diễn viên diễn không có chiều sâu, thái độ, sắc mặt, cử chỉ nói đúng ra là chỉ tồn tại trong phim Việt ngày nay chứ không thể có ở ngoài đời. Thêm nữa là những chi tiết cần khai thác cần quay thành phim thì không có, lại cứ quay những đoạn thừa làm khán giả xem thấy nhàm chán".
Buồn hơn, nhiều người chọn cách từ bỏ phim Việt. "Đã nhiều năm nay rồi, kể từ khi phim Việt Nam đặt ra các giải thưởng gì gì đó, tôi đã không xem vì nó quá dở. Xem vừa mất thì giờ lại thấy bực. Phim giải trí không ra giải trí, tâm lý không ra tâm lý, hành động không ra hành động, hạng ba không ra hạng ba. Một mớ tạp nham. Một số người có lòng tự trọng thì không phát biểu gì còn lại công kênh nhau giải này giải nọ. Thật buồn! Đâu rồi Vĩ tuyến 17, Chị Tư Hậu, Đến hẹn lại lên...?", độc giả ký tên "H2p" viết.
Một khán giả khác viết: "Phim Việt hiện nay dở tệ là vì sao? Vì nhiều người có được đào tạo làm diễn viên đâu mà toàn người đẹp với chân dài nên diễn xuất thật giả tạo. Mở ti vi thấy phim Việt là chuyển luôn".
Bạn đọc Vũ Thị Mỵ thì gay gắt hơn: "Phim Việt Nam xem dở hết chỗ chê thế mà cũng được giải nọ giải kia. Theo tôi chỉ đáng giải mâm xôi vàng thôi. Tôi chả bao giờ xem phim Việt vì chưa xem đã biết kết cục rồi. Diễn viên thì nói như dở hơi, không bằng học sinh tiểu học đọc bài. Buồn cười chết đi được".
Làm thế nào để phim Việt sống lại trong lòng người xem? Câu hỏi này nên dành cho ai?
Hoàng Vy
Phim TH: Vết thương cũ trên cơ thể bệnh tật
Quyền Linh: sợ phim Việt chẳng còn dám diễn
Rùng hết cả mình vì phim Việt
Nhức mắt với quảng cáo trong phim Việt
Phim Việt mất giá
Xem phim mà phát ngượng
Một cảnh trong "Anh chàng vượt thời gian", bộ phim mới bị ngừng phát sóng.
Độc giả Angel Nguyen với phản hồi có tiêu đề Thật kinh khủng!, viết: "Tôi cũng đồng cảm như bác Thế Anh, giờ chất lượng phim Việt đang đi xuống trầm trọng! Khi xem phim có những chi tiết khiến tôi phải phát ngượng vì nhảm. Diễn viên diễn xuất dở mà không biết sao đạo diễn vẫn chấp nhận?! Tôi thường nói với những bạn thân rằng: Đạo diễn phim Việt không dám bắt diễn viên quay lại do không có thời gian, cứ ra nói vài câu nhảm là xong, cho qua!!!Một chi tiết nữa khiến phim Việt dở tệ là ở lời thoại. Không hiểu sao dù diễn viên phim Việt nói chuyện khá thô (quá thô) nhưng vẫn cho thu âm trực tiếp tại trường quay mà không cho lồng tiếng lại? Phim nước ngoài cũng có áp dụng kỹ thuật thu tiếng tại trường quay nhưng dàn diễn viên của họ có trình độ về diễn xuất và luyện cách phát âm (ngữ điệu) rất chuẩn và xúc cảm!
Ở phim Việt cũng có một số diễn viên đạt được điều này, song rất ít! Vài ý kiến đóng góp mong các đạo diễn phim Việt chịu khó đầu tư và "động não" hơn cho sản phẩm của mình để đừng phụ lòng khán giả nước nhà".
Cùng có chung quan điểm, độc giả Nguyễn Tài nói: "Phim Việt Nam mình dở về nội dung, nghèo và vụng về diễn xuất... Người xem biết, nhà làm phim biết và diễn viên cũng biết nhưng mãi vẫn không khắc phục được".
Khán giả Chu Minh Nguyệt thì thẳng thắn bắt lỗi phim Việt: "Diễn viên diễn như kịch, không truyền cảm. Đạo diễn thì có vấn đề. Ví dụ, phim nói về những năm chiến tranh chống Mỹ nhưng xuất hiện xe ô tô biển 4 số, đồ đạc toàn thời @, quần áo đóng bộ đội đem bôi bẩn nhưng tay chân mặt mũi vẫn sạch nguyên...".
Tuy nhiên, bị kêu ca nhiều nhất vẫn là diễn viên. Bạn đọc lấy tên "Hà Nội" viết: "Cái dở nhất của phim VN nói chung là diễn viên không thuộc lời thoại gây cảm giác rất khó chịu khi nghe. Vừa thấy giả dối, vừa thấy ngớ ngẩn. Đó là chưa nói đến việc làm hỏng cả tiếng Việt. Người VN có nói ngắc ngứ, ấp úng thế đâu? Sao các diễn viên cứ làm méo mó ngữ điệu tiếng Việt thế? Nếu họ cảm thấy khó thuộc lời thì thôi đi, đừng diễn nữa. Diễn mà cứ như nhai cơm nguội thật chẳng ra làm sao cả".
Bạn đọc Hoàng Bá Dũng thẳng thắn nhận xét về nhiều diễn viên tay ngang hiện nay: "Gần đây truyền hinh VN chiếu nhiều phim do các hãng phim trong nước thực hiện. Tôi thấy kịch bản và đạo diễn sơ sài, diễn viên bất cứ ai nổi tiếng trong các lĩnh vưc khác đều đóng phim được. Chẳng hạn như ca sỹ Mỹ Tâm, MC Danh Tùng và một số người mẫu khác. Buồn hơn là sự đi xuống của các diễn viên đã làm mất hình ảnh của mình trong lòng khán giả".
"Đa số phim Việt là coi thường khán giả"
Diễn xuất của các diễn viên có yếu tố quyết định đến sự hấp dẫn của một bộ phim.
Đó là tiêu đề của phản hồi do bạn đọc Trần Quốc Tuấn gửi về cho VietNamNet. Bạn viết: "Họ tưởng là khán giả không am hiểu gì, cứ thấy nhiều người đẹp, nội dung lâm li bi đát hay có nhiều cảnh nóng là mê. Thực ra mấy ông làm phim quá nhầm!
Xem phim Hàn Quốc rồi ngẫm lại thấy thật buồn cho phim Việt. Người ta nhập vai như thật, diễn viên không khóc thành tiếng mà nước mắt người xem cứ vậy ứa ra không giữ nổi. Họ nói không nhiều nhưng khán giả hiểu hết những gì họ muốn truyền thụ. Có nhiều vấn đề rất rõ ràng, rất đơn giản ai ai cũng nhận thấy nhưng thật kì lạ là mấy ông làm phim lại không nhận ra. Buồn lắm!".
Bạn đọc lấy tên "Thích nghi" thì dùng hai từ "Bát nháo" để mô tả thực trạng phim Việt hiện nay: "Hồi xưa coi phim VN thấy sâu sắc, chân thực và ý nghĩa còn bây giờ phim chỉ xoay quanh đề tài yêu đương, ăn chơi, khoe mẽ, khoe thân. Diễn viên không trường không lớp, chỉ cần đẹp là ô-kê thì làm sao có phim hay được. Đó là chưa kể đến chuyện đạo phim...".
Đặc biệt có những bạn đọc chỉ ra rất cụ thể những nguyên nhân dẫn đến cảnh chợ chiều của phim Việt hiện nay. Như ý kiến của bạn Nguyễn Đăng Quý rất đáng để suy nghĩ.
"Là một người hay xem nhiều phim để giải trí nhưng tôi nói thẳng: phim VN rất chán. Không phải vì thiếu sự đầu tư về khoa học kĩ thuật mà là vì nhiều yếu tố.
Thứ nhất: Nội dung phim rất sơ sài và nhiều khi vô lý. Xem mấy phim của ngày xưa tôi thấy nó còn thật hơn, có lí hơn. Phim hiện nay nhiều khi mới xem qua được một tập là hiểu luôn đoạn cuối rồi. Mất cả hấp dẫn.
Thứ hai: Diễn viên đúng là càng ngày càng bắt mắt nhưng không qua đào tạo chính thức nên khả năng diễn xuất không tốt, nhìn giả tạo.
Thứ ba: Thiếu sự chọn lọc kĩ càng về phía ý kiến của người xem để tiếp thu.
Thứ tư: Đáng lẽ ra càng ngày khoa học kỹ thuật càng phát triển, camera xịn, kinh phí nhiều, điều kiện tốt thì chúng ta phải phát triển tốt hơn chứ sao lại thua cả quá khứ của chúng ra. Hãy nhìn sang các nước bạn để học hỏi thêm nhiều điều nữa, các đạo diễn và diễn viên của ta ơi".
Nhiều khán giả còn bày tỏ thái độ chán nản phim Việt như trường hợp của bạn đọc có nickname "truongphixp". Bạn viết: "Riêng tôi, khi xem phim Việt ngày nay (không bao gồm số ít phim được khán giả đón nhận) thì tôi thấy khuyết điểm chung là: diễn viên diễn không có chiều sâu, thái độ, sắc mặt, cử chỉ nói đúng ra là chỉ tồn tại trong phim Việt ngày nay chứ không thể có ở ngoài đời. Thêm nữa là những chi tiết cần khai thác cần quay thành phim thì không có, lại cứ quay những đoạn thừa làm khán giả xem thấy nhàm chán".
Buồn hơn, nhiều người chọn cách từ bỏ phim Việt. "Đã nhiều năm nay rồi, kể từ khi phim Việt Nam đặt ra các giải thưởng gì gì đó, tôi đã không xem vì nó quá dở. Xem vừa mất thì giờ lại thấy bực. Phim giải trí không ra giải trí, tâm lý không ra tâm lý, hành động không ra hành động, hạng ba không ra hạng ba. Một mớ tạp nham. Một số người có lòng tự trọng thì không phát biểu gì còn lại công kênh nhau giải này giải nọ. Thật buồn! Đâu rồi Vĩ tuyến 17, Chị Tư Hậu, Đến hẹn lại lên...?", độc giả ký tên "H2p" viết.
Một khán giả khác viết: "Phim Việt hiện nay dở tệ là vì sao? Vì nhiều người có được đào tạo làm diễn viên đâu mà toàn người đẹp với chân dài nên diễn xuất thật giả tạo. Mở ti vi thấy phim Việt là chuyển luôn".
Bạn đọc Vũ Thị Mỵ thì gay gắt hơn: "Phim Việt Nam xem dở hết chỗ chê thế mà cũng được giải nọ giải kia. Theo tôi chỉ đáng giải mâm xôi vàng thôi. Tôi chả bao giờ xem phim Việt vì chưa xem đã biết kết cục rồi. Diễn viên thì nói như dở hơi, không bằng học sinh tiểu học đọc bài. Buồn cười chết đi được".
Làm thế nào để phim Việt sống lại trong lòng người xem? Câu hỏi này nên dành cho ai?
Hoàng Vy