Qua bàn tay hoà âm, phối khí của ‘phù thuỷ âm nhạc’ Lưu Hà An, tiếng đàn ma mị Thanh Phương, các giọng ca Tùng Dương, Thanh Lam và NSND Trung Kiên. Ca khúc nhạc Đỏ bỗng hoá thân thành những bản tình ca rực lửa mà dịu dàng đến nghẹt thở.

Món quà âm nhạc cuối tháng 10

Trong từng đợt dào dạt của một cơn mưa cuối thu dai dẳng bất chợt nán lại trong lòng thành phố. Một chương trình âm nhạc lạ tai, lạ mắt:  Macadamia Concert 2014 căng banner bên ngoài Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô cho đến hình ảnh Diva Thanh Lam với hình mẫu là một người đại diện cho thương hiệu của một sảm phẩm chăm sóc tóc hàng đầu thế giới Macadamia lẩn khuất trong màn mưa và lấp loáng ánh đèn pha quét của ô tô-xe máy. Thật hiến có chương trình nào lạ từ tên gọi cho đến nội dung mà lại thu hút được mọi người đến chật khán phòng của Cung Việt Xô được như vậy, mặc cho cơn mưa cuối thu cản đường.

{keywords}

Mở đầu một cách khá nhẹ nhàng, ý nhị, nhà thơ Phan Huyền Thư với vị trí của một người đưa đẩy các câu chuyện trong “Mùa lá đỏ” cũng thổ lộ ngay trên sân khấu rằng có rất nhiều cách để bày tỏ tình cảm, để thể hiện mối thịnh tình, thậm chí, một lời cảm ơn giản dị cũng sẽ vô cùng ý nghĩa nếu người ta chủ tâm thực hiện nó. Chị đánh giá rất cao việc một nhãn hàng thuộc dạng mỹ phẩm như Macadamia lại có được sự sang trọng, tinh tế khi biết dùng âm nhạc như một món quà tinh thần, như một lời cảm ơn rất có ý nghĩa đến với khách hàng.  Và điều quan trọng hơn cả, món quà đó thực sự đạt đến tầm thẩm mĩ và thưởng thức. Nó đã vượt qua ngưỡng của một đêm ca nhạc tri ân khách hàng thông thường.

{keywords}

Bởi vì sao vậy?

Bởi vì những người đã cũng nhau thực hiện nên một lễ hội âm nhạc đỉnh cao bằng những tác phẩm âm nhạc tinh tuý của nền âm nhạc chính thống Việt Nam là NSND Trung Kiên, giọng ca vàng, niềm tự hào của âm nhạc Việt Nam, là NSUT Thanh Lam, giọng ca được xếp vào hàng Diva của nhạ nhẹ và nam ca sĩ trẻ Tùng Dương, một Divo quý hiếm và độc đáo của những ấn tượng đang ở thời kỳ đỉnh cao...

Mê đắm thưởng lãm những điều mới lạ

Điều đáng nói là những ca khúc được Đạo diễn âm nhạc Quốc Trung chọn lựa cho bữa tiệc âm nhạc tri ân khách hàng mang tên MÙA LÁ ĐỎ (do TGI- Công ty trách nhiệm Hữu hạn Quốc tế Trà Giang tổ chức thực hiện)  là một tập hợp những ca khúc mà lâu nay được coi là “nhạc Đỏ”, hay “Nhạc Cách mạng” thì qua bàn tay hoà âm, phối khí của “phù thuỷ”-nhạc sĩ Lưu Hà An hay qua tiếng đàn dịu dàng đến“ma mị” của nhạc sĩ Thanh Phương bốc chốc hoá thân thành những bản tình ca dịu dàng nghẹt thở và đầy ắp lửa nội lực của Tùng Dương, Thanh Lam và NSND Trung Kiên.

{keywords}

Khán giả được một đêm mê đắm vì thưởng lãm những điều mới lạ.  Không lạ sao được khi một người độ tuổi thất thập như NSND Trung Kiên lại có màn trio ngoạn mục với Thanh Lam và Tùng Dương ở nhạc phẩm” Tình ca” của Hoàng Việt? Không lạ sao được với những màn Duo” Lá Đỏ”,” Sợi nhớ sợi thương” và Không Còn Mùa Thu của Tùng Dương và Thanh Lam? Không lạ sao được với một Diva rực lửa lại mềm mại, trữ tình đến bất ngờ với: “ Trên quê hương quan họ”, “ Bài ca hy vọng”, “Nơi gặp gỡ của tình yêu”… Chắc chắn nhiều người không được tham dự đêm nhạc sẽ ngạc nhiên: “ Sao Thanh Lam lại có thể liều đến thế?”

{keywords}

Nhưng nói đến sự “liều lĩnh” thì NSND Trung Kiên cũng chẳng kém cạnh Thanh Lam là bao. Chính ông cũng đã đã vui vẻ thừa nhận trên sân khấu khi giao lưu với nhà thơ Phan Huyền Thư. Ông chia sẻ trong chương trình này, ông đã quyết định trình bày những nhạc phẩm chưa bao giờ công bố như: “Tháng Giêng, mùa xuân còn sót lại” của Hoàng Cương, “Cái rét đầu mùa” của Đỗ Dũng phổ thơ Chế Lan Viên.

Nếu như trong phần đầu chương trình, NSND Trung Kiên đã khiến người nghe không thể không thán phục một thứ tinh thần “siêu lãng mạn” của “Đợi anh về”- Nhạc sĩ lão thành Văn Chung phổ thơ Simonov thì đến màn vĩ thanh kết thúc, một NSND Trung Kiên trong “Đoản khúc thu Hà nội” của Trịnh Công Sơn, có lẽ là một “ cái kết bất ngờ”, không thể bất ngờ hơn…

{keywords}

Phần sôi động và gây được không khí nhất lại là sự xuất hiện của Divo Tùng Dương. Dường như với những bước đường thành công liên tiếp và đều đặn, sự tự tin và bao quát được không gian âm nhạc đã biến Tùng Dương luôn rừng rực ngọn lửa và thiêu đốt cả nhà hát lẫn trái tim người thưởng ngoạn. Khán giả không chỉ được nức lòng với “Chiếc khăn Piêu” hay “Bài ca trên núi” quen thuộc mà lại bất ngờ với những “Tình em” của Huy Du, phổ thơ Ngọc Sơn hay “Biển hát chiều nay” của Hồng Đăng.

Dường như không để cho khán giả đoán định được các câu chuyện liên tiếp những bất ngờ, màn duo kết thúc của Tùng Dương và Thanh Lam với “Không còn mùa thu” của Việt Anh để lại những bâng khuâng nhè nhẹ , nhẹ như mong muốn sẽ được tái ngộ với một Macadamia Concert 2015 của mùa thu năm tới.

Tại sao không? Nếu đó là một hành động tri ân khách hàng đầy văn hoá, một ứng xử đầy nghệ thuật? Và quan trọng hơn, đó cũng chính là một cơ hội cho các nghệ sĩ của chúng ta thêm những sáng tạo, phá cách và “liều lĩnh” với nghệ thuật để cống hiến cho khán giả những đêm trình diễn đỉnh cao.

Diệp Thu Phong