-Hình ảnh cuộc sống của người Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 với các lễ hội dân gian, những buổi lễ tưởng nhớ các vị thành hoàng làng, tục thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma hay những cảnh sinh hoạt đời thường như Tết Trung thu…đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.


Khoảng 60 bức ảnh tư liệu về Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 đang được giới thiệu tới công chúng Thủ đô trong triển lãm chuyên đề “Góc nhìn Việt Nam-Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua tư liệu ảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ”.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng những bức ảnh trưng bày tại triển lãm vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu bởi lẽ nhiều di tích, nhiều công trình khảo cổ bị biến dạng theo thời gian nhưng dựa vào những bức ảnh tư liệu này, các nhà nghiên cứu có thể tái hiện lại.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Cuộc sống của người Việt đầu thế kỷ 20

Trọng tâm của trưng bày lần này là những hình ảnh tư liệu về cuộc sống của người Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 với các lễ hội dân gian, những buổi lễ tưởng nhớ các vị thành hoàng làng, tục thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma hay những cảnh sinh hoạt đời thường như Tết Trung thu…

{keywords}
Khảo cổ khu di tích Mỹ Sơn ( Quảng Ninh)

{keywords}
Khai quật thành nhà Hồ

Bên cạnh đó, chủ đề “Khảo cổ học” cũng đã giới thiệu những bức ảnh ghi lại quá trình khai quật khảo cổ học, trùng tu di tích của các học giả Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Việt Nam. Điểm nhấn là những phát hiện quan trọng về khảo cổ học thuộc văn hóa Chăm pa và văn hóa Óc Eo.

Tư liệu ảnh về các bảo tàng mà Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã xây dựng ở Đông Dương được giới thiệu tại chủ đề thứ hai - “Xây dựng các bảo tàng”. Từ khi thành lập đến khi rời khỏi Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã xây dựng 8 bảo tàng, trong đó có 5 bảo tàng ở Việt Nam.

{keywords}
Nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Những hình ảnh tư liệu của lễ tế đàn Nam Giao được thực hiện vào năm thứ 14 triều vua Bảo Đại (1939) qua trưng bày với chủ đề “Lễ tế đàn Nam Giao” giới thiệu cho công chúng cụ thể thể hơn về nghi lễ này.

Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Nhà vua là người duy nhất có quyền làm lễ tế Giao (tức là tế Trời Đất) nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh Trời cai trị dân chúng.

{keywords}
Một buổi hầu đồng

Nhóm ảnh về nghi lễ Hầu đồng cũng cho thấy tín ngưỡng này với những nghi lễ hầu đồng bây giờ so với trước kia khác nhiều.

Tình Lê