– Khán giả và những xúc cảm của họ cần được bảo vệ trước sự lên án thiếu chính xác của những nhà chuyên môn.
Đêm hòa nhạc Hennessy lần thứ 15 diễn ra hồi tháng trước (tối 22/4, tại Hà Nội) đã để lại nhiều dư âm khó quên đối với khán giả yêu thích opera nói riêng và nhạc cổ điển nói chung. Tuy vậy có không ít lời nhận định khắt khe của giới chuyên môn đối với sự thể hiện cảm xúc của khán giả Hà Nội trong đêm diễn, đặc biệt là về “tràng pháo tay” giữa tiết mục của nghệ sỹ Norah Amsellem. Họ cho rằng tràng vỗ tay thiếu kiềm chế của khán giả giữa tiết mục này gây mất tập trung, chặn đứng cảm xúc của nghệ sỹ biểu diễn và được quy kết thành sự thiếu tinh tế trong văn hoá thưởng thức của khán giả trong nước. Điều này có thực sự đúng?
Norah Amsellem đêm diễn Hennessy lần thứ 15 diễn ra vào tối ngày 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hoàng)
Đó là một Aria(*) kép?
Thử tìm hiểu về trích đoạn mà nữ nghệ sỹ Norah Amsellem biểu diễn.
Manon là một trong những vở opera xuất sắc nhất của nhà soạn nhạc J.Massenet, được viết dựa trên cốt truyện “Manon Lescaut” (kể về một cô gái nông thôn lên Paris hoa lệ) của nhà văn Pháp thế kỷ thứ 18 - A.Prévost. Đây là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, nhiều người yêu thích nên được nhiều nhà soạn nhạc opera, ballet sử dụng làm cốt truyện. Tác phẩm này cũng từng được biết đến ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 qua bản dịch “Mai Nương Lệ Cốt” của Nguyễn Văn Vĩnh.
Quay trở lại với trích đoạn biểu diễn của nghệ sỹ N.Amsellem : “Je marche sur tous les chemins…Obeissons quand leur voix appelle” trích trong Cours la Reine scene (cảnh 1, màn 3) của vở diễn – 1 trong những trích đoạn nổi bật nhất của cả vở và thường xuyên được các nghệ sỹ trình diễn tại các buổi biểu diễn độc tấu (recital) hay hòa nhạc (concert).
Tạm không bàn đến nội dung của cảnh diễn và vở opera này, hầu như những người yêu thích Opera đều biết rằng đây là 1 trích đoạn kép gồm 2 tiểu khúc: 1 aria mở đầu “Je marche sur tous les chemins” và một khúc gavotte(**): “Obeissons quand leur voix appelle”.
Vì cả 2 aria đều có giai điệu hấp dẫn và những đoạn phô diễn kỹ thuật vitouso(***) nên trong nhiều trường hợp, chúng đều được trình diễn độc lập riêng biệt. Khi thể hiện trên sân khấu trong vở diễn, không ít các nghệ sỹ nhấn mạnh bằng cách tạo các cadenza(****) cho tiếng cười của Manon ở phần cuối của aria đầu tiên cùng với 1 note kết cao vút (như trường hợp của N.Amsellem), khán giả luôn vỗ tay tán thưởng và thậm chí các nữ nghệ sỹ cố tình tạo tư thế đứng im trên sân khấu để đón nhận sự hưởng ứng của khán giả. Có thể thấy rõ điều này như trong phiên bản sân khấu dưới đây:
Ca sĩ opera nổi tiếng Anna Netrebko trong vai Manon hát aria "Je marche...Obeissons"
Ngay cả trong clip quay lại trích đoạn biểu diễn của N.Amsellem, cô cũng không hề tỏ ra khó chịu hoặc cố tính ra dấu ngăn khán giả ngừng hưởng ứng (như một số nghệ sỹ muốn tiếp tục trình bày liền mạch không bị gián đoạn khi thể hiện aria kép này).
N.Amsellem biểu diễn aria này tại Nhà hát lớn Hà Nội tối ngày 22/4
Hennessy là một chương trình hoà nhạc uy tín với sự góp mặt của những nghệ sỹ quốc tế ở đẳng cấp thế giới. Khán giả thưởng thức những đêm nhạc như vậy luôn tỏ ra lịch sự, nghiêm túc, rất hiếm khi xuất hiện những tiếng ho hay tiếng chuông điện thoại vô ý, ngay cả những tiếng vỗ tay giữa các chương nhạc (nếu có) cũng không thực sự xảy ra thường xuyên.
Tôn trọng cảm xúc của khán giả
Việc một bộ phận giới chuyên môn lên án về ứng xử của khán giả như vậy có phần gay gắt thái quá và thậm chí ít nhiều mang tâm lý nhược tiểu (ta thế này, tây thế kia). Quay trở lại với trường hợp vỗ tay trong phần thể hiện của N.Amsellem, giả sử cô biểu diễn 1 aria khác, và khán giả đã nhiệt tình hưởng ứng khi mới xong nửa bài, điều này có sao không?
Nhạc cổ điển ở Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển gặp không ít những khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận khán giả đại chúng. Nếu như khán giả cảm thấy phấn khích với vẻ đẹp của âm nhạc, thì chứng tỏ âm nhạc đã thực sự tác động đến họ, mang lại cảm xúc cho họ, nên sự tán thưởng dẫu có quá đà cũng hoàn toàn có thể thông cảm.
Một câu chuyện của nhạc trưởng E.Oue có thể khiến chúng ta suy ngẫm: “Cách đây vài năm, một nhạc trưởng biểu diễn bản giao hưởng số 7 của Beethoven, và khán giả rất say mê. Họ vỗ tay nồng nhiệt sau chương một, nhưng ông ta cảm thấy rất khó chịu và quay ra dừng họ lại. Sau chương hai, có một vài tiếng vỗ tay nhỏ; ông quay ra và dừng họ lại lần nữa. Sau chương ba, mọi người rất ngập ngừng. Và cuối cùng, sau buổi biểu diễn tuyệt vời, đoạn kết đầy kích động của chương cuối, kết thúc bản giao hưởng, không ai vỗ tay cả - một khi họ mất cơ hội để bắt đầu vỗ tay, họ sẽ không thể nào lấy lại được cảm giác đó. Nhạc trưởng buộc phải đi ra ngoài sân khấu trong sự im lặng.”
Hãy cổ vũ cho những cảm xúc tinh khôi của khán giả dành cho âm nhạc hay mỉa mai nó là nông cạn hời hợt một cách trưởng giả, bề trên? Câu hỏi này xin dành các vị chuyên môn khả kính.
Hồ Hương Giang
(Ảnh: Dân Việt)
Chú thích:
(*) aria : trích đoạn hát đơn trong 1 vở opera.
(**) gavotte: 1 điệu nhạc dân gian Pháp, aria “Obeissons” được Massenet viết dựa trên điệu Gavotte.
(***) virtuoso: kỹ thuật cao, nghệ sỹ có kỹ năng chơi nhạc xuất chúng.
(****) cadenza: đoạn nhạc thường được sáng tạo bởi chính nghệ sỹ biểu diễn để phô bày kỹ thuật trình diễn cá nhân của nghệ sỹ. Với nghệ sỹ hát thường là những note cao hoa mỹ hát nhanh hoặc những note cao, note láy ngân dài.
Đêm hòa nhạc Hennessy lần thứ 15 diễn ra hồi tháng trước (tối 22/4, tại Hà Nội) đã để lại nhiều dư âm khó quên đối với khán giả yêu thích opera nói riêng và nhạc cổ điển nói chung. Tuy vậy có không ít lời nhận định khắt khe của giới chuyên môn đối với sự thể hiện cảm xúc của khán giả Hà Nội trong đêm diễn, đặc biệt là về “tràng pháo tay” giữa tiết mục của nghệ sỹ Norah Amsellem. Họ cho rằng tràng vỗ tay thiếu kiềm chế của khán giả giữa tiết mục này gây mất tập trung, chặn đứng cảm xúc của nghệ sỹ biểu diễn và được quy kết thành sự thiếu tinh tế trong văn hoá thưởng thức của khán giả trong nước. Điều này có thực sự đúng?
Norah Amsellem đêm diễn Hennessy lần thứ 15 diễn ra vào tối ngày 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hoàng)
Đó là một Aria(*) kép?
Thử tìm hiểu về trích đoạn mà nữ nghệ sỹ Norah Amsellem biểu diễn.
Manon là một trong những vở opera xuất sắc nhất của nhà soạn nhạc J.Massenet, được viết dựa trên cốt truyện “Manon Lescaut” (kể về một cô gái nông thôn lên Paris hoa lệ) của nhà văn Pháp thế kỷ thứ 18 - A.Prévost. Đây là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, nhiều người yêu thích nên được nhiều nhà soạn nhạc opera, ballet sử dụng làm cốt truyện. Tác phẩm này cũng từng được biết đến ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 qua bản dịch “Mai Nương Lệ Cốt” của Nguyễn Văn Vĩnh.
Quay trở lại với trích đoạn biểu diễn của nghệ sỹ N.Amsellem : “Je marche sur tous les chemins…Obeissons quand leur voix appelle” trích trong Cours la Reine scene (cảnh 1, màn 3) của vở diễn – 1 trong những trích đoạn nổi bật nhất của cả vở và thường xuyên được các nghệ sỹ trình diễn tại các buổi biểu diễn độc tấu (recital) hay hòa nhạc (concert).
Tạm không bàn đến nội dung của cảnh diễn và vở opera này, hầu như những người yêu thích Opera đều biết rằng đây là 1 trích đoạn kép gồm 2 tiểu khúc: 1 aria mở đầu “Je marche sur tous les chemins” và một khúc gavotte(**): “Obeissons quand leur voix appelle”.
Vì cả 2 aria đều có giai điệu hấp dẫn và những đoạn phô diễn kỹ thuật vitouso(***) nên trong nhiều trường hợp, chúng đều được trình diễn độc lập riêng biệt. Khi thể hiện trên sân khấu trong vở diễn, không ít các nghệ sỹ nhấn mạnh bằng cách tạo các cadenza(****) cho tiếng cười của Manon ở phần cuối của aria đầu tiên cùng với 1 note kết cao vút (như trường hợp của N.Amsellem), khán giả luôn vỗ tay tán thưởng và thậm chí các nữ nghệ sỹ cố tình tạo tư thế đứng im trên sân khấu để đón nhận sự hưởng ứng của khán giả. Có thể thấy rõ điều này như trong phiên bản sân khấu dưới đây:
Ca sĩ opera nổi tiếng Anna Netrebko trong vai Manon hát aria "Je marche...Obeissons"
Ngay cả trong clip quay lại trích đoạn biểu diễn của N.Amsellem, cô cũng không hề tỏ ra khó chịu hoặc cố tính ra dấu ngăn khán giả ngừng hưởng ứng (như một số nghệ sỹ muốn tiếp tục trình bày liền mạch không bị gián đoạn khi thể hiện aria kép này).
N.Amsellem biểu diễn aria này tại Nhà hát lớn Hà Nội tối ngày 22/4
Hennessy là một chương trình hoà nhạc uy tín với sự góp mặt của những nghệ sỹ quốc tế ở đẳng cấp thế giới. Khán giả thưởng thức những đêm nhạc như vậy luôn tỏ ra lịch sự, nghiêm túc, rất hiếm khi xuất hiện những tiếng ho hay tiếng chuông điện thoại vô ý, ngay cả những tiếng vỗ tay giữa các chương nhạc (nếu có) cũng không thực sự xảy ra thường xuyên.
Tôn trọng cảm xúc của khán giả
Việc một bộ phận giới chuyên môn lên án về ứng xử của khán giả như vậy có phần gay gắt thái quá và thậm chí ít nhiều mang tâm lý nhược tiểu (ta thế này, tây thế kia). Quay trở lại với trường hợp vỗ tay trong phần thể hiện của N.Amsellem, giả sử cô biểu diễn 1 aria khác, và khán giả đã nhiệt tình hưởng ứng khi mới xong nửa bài, điều này có sao không?
Nhạc cổ điển ở Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển gặp không ít những khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận khán giả đại chúng. Nếu như khán giả cảm thấy phấn khích với vẻ đẹp của âm nhạc, thì chứng tỏ âm nhạc đã thực sự tác động đến họ, mang lại cảm xúc cho họ, nên sự tán thưởng dẫu có quá đà cũng hoàn toàn có thể thông cảm.
Hãy cổ vũ cho những cảm xúc tinh khôi của khán giả dành cho âm nhạc hay mỉa mai nó là nông cạn hời hợt một cách trưởng giả, bề trên? Câu hỏi này xin dành các vị chuyên môn khả kính.
Hồ Hương Giang
(Ảnh: Dân Việt)
Chú thích:
(*) aria : trích đoạn hát đơn trong 1 vở opera.
(**) gavotte: 1 điệu nhạc dân gian Pháp, aria “Obeissons” được Massenet viết dựa trên điệu Gavotte.
(***) virtuoso: kỹ thuật cao, nghệ sỹ có kỹ năng chơi nhạc xuất chúng.
(****) cadenza: đoạn nhạc thường được sáng tạo bởi chính nghệ sỹ biểu diễn để phô bày kỹ thuật trình diễn cá nhân của nghệ sỹ. Với nghệ sỹ hát thường là những note cao hoa mỹ hát nhanh hoặc những note cao, note láy ngân dài.