“Văn học Tiếng Việt đang gặp phải sự cô đơn bởi viết văn bằng Tiếng Việt luôn là thử thách bởi ít khi được giới thiệu ra nước ngoài”, nhà văn Lê Minh Khuê

Được nuôi dưỡng bởi kho tàng vô giá của văn học dân gian, nền văn học Việt Nam có lịch sử lâu đời, độc đáo về bản sắc và luôn luôn phát triển theo xu hướng mở.

Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3 không nằm ngoài xu hướng mở đó để giao lưu văn hóa, góp phần thiết lập những cây cầu hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia.

Chính vì vậy, trong khuôn khổ Hội nghị lần này, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức 2 buổi hội thảo: Văn xuôi Việt Nam – Hội nhập và phát triển; Thơ Việt – Nơi lưu giữ tâm hồn Việt nhằm đánh giá những tồn tại cũng như đường hướng cụ thể để đưa văn học nước nhà bay xa hơn nữa trong khu vực và thế giới.

{keywords}

Thời hoàng kim của văn học Việt Nam

Nhà văn Igo Britov, trưởng ban chương trình phát thanh khu vực châu Á – Hãng Thông tấn quốc tế "Nước Nga ngày nay” trong bài phát biểu của mình đã nhắc lại thời hoàng kim của sách Việt ở nước Nga. Đó là thời gian các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu… xuất bản ở nước Nga nhờ tài năng và công lao của các dịch giả Nikulin, Tkachov, Zimonina…

“Sách Việt Nam cần được xuất hiện trở lại ở thị trường Nga. Bởi văn học Việt Nam có khá nhiều bạn đọc nước Nga biết đến, nhưng chủ yếu vẫn là độc giả của thế hệ trước. Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, mối quan hệ giữa hai nước Nga – Việt phải trải qua giai đoạn suy yếu đáng kể, và điều ấy thể hiện trong công tác dịch thuật văn học Việt. Tác phẩm đầu tiên của tác giả Việt Nam được xuất bản sau 20 năm gián đoạn là cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (năm 2012)…”, nhà văn Igo Britov nhận định.

Còn dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu cho rằng, Việt Nam là nước ngàn năm văn hiến, có nền văn hóa và giáo dục lâu đời, có nhiều nhà văn giỏi, không thiếu tác phẩm hay. Ông Tu cho biết, ông đã từng dịch một truyện ngắn của Việt Nam với vẻn vẹn 2200 chữ Hán thôi, thế mà đã được nhiều người khen là hay.

Sự cô đơn của văn học tiếng Việt

Theo ông Chúc Ngưỡng Tu, văn học Việt Nam nhiều tiềm năng như vậy nhưng với những dịch giả nước ngoài, sự tiếp cận của họ với văn học Việt là đang bị hạn chế. “Tại Trung Quốc, các tác phẩm văn học Anh, Mỹ, Nhật, Nga… thường do nhà xuất bản lựa chọn rồi thuê dịch giả để chuyển ngữ. Vì được đảm bảo tài chính nên hiệu suất làm việc khá cao. Với văn học Việt Nam thì cơ bản là do dịch giả tự lo. Một mặt là rất khó xuất bản, mặt khác, dù may mắn được xuất bản rồi, thì kẻ chê, người khen, độc giả thường có quan niệm rằng cái hay là của tác giả, cái dở là của dịch giả, đấy là chưa nói tới tiền nhuận bút chẳng đáng là bao. Cho nên người dịch văn học Việt Nam phải có tấm lòng vô tư và tinh thần ham mê văn học, nhiều dịch giả giỏi thường hướng vào việc dịch kinh tế”, ông Chúc Ngưỡng Tu bày tỏ

{keywords}

{keywords} 

"Văn hóa là tấm danh thiếp của một quốc gia, công việc giới thiệu văn học nước mình ra nước ngoài mang tính chất quảng bá cho nước nhà. Nếu nhà nước Việt Nam thành lập một quỹ văn học dịch để trợ cấp và khen thưởng công việc giới thiệu văn học Việt Nam thì sẽ là cách làm rất hiệu quả”, dịch giả Chúc Ngưỡng Tu đề xuất.

Còn nhà văn Lê Minh Khuê cho rằng: Không chỉ là sự khác biệt, Tiếng Việt so với các thứ tiếng khác trên thế giới ít được chú ý. Viết văn bằng Tiếng Việt luôn là thử thách bởi ít khi được giới thiệu ra nước ngoài. Nhiều tác phẩm hay của các nhà thơ lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,...ít được chia sẻ do dịch thuật không thể hoàn hảo. “Để văn học Việt Nam không còn cô đơn, đến gần với thế giới thì điều cần nhất, quan trọng nhất là tài năng. Tiếp theo là có sự hậu thuẫn nhiều mặt để quảng bá xuất bản”, nhà văn Lê Minh Khuê nói.

Nhà văn Hữu Thỉnh nhận định rằng, đúng là Tiếng Việt đối với những nhà văn nói riêng là niềm tự hào về khả năng phô diễn kỳ diệu thế giới nội tâm cực kỳ điêu luyện và tinh tế bao nhiêu thì với các dịch giả nước ngoài lại càng khó khăn bấy nhiêu và đôi lúc tương như không thể vượt qua. “ Công việc chuyển ngữ chẳng khác nào vén mây để với tới trời xanh”, nhà văn Hữu Thỉnh nêu những tồn tại.

Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu chốt lại rằng, để có nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu ra nước ngoài, cần thiết phải giải quyết 3 vấn đề: Một là có tác phẩm hay, hai là có dịch giả giổ, ba là có tiền”.

T.Lê