-"Công lý trong một thời điểm, một giai đoạn nào đó có thể gục ngã nhưng công lý ngàn đời, công lý ngàn năm cho một đất nước, một dân tộc thì không bao giờ gục ngã", đó là thông điệp của Nhà hát Tuổi trẻ khi giới thiệu vở diễn "Công lý không gục ngã" với khán giả tối 17/5.


{keywords}

Vở kịch "Công lý không gục ngã" vừa được công diễn tối 17/5 tại Nhà hát Tuổi trẻ (tác giả Lê Chí Trung) một lần nữa đã khẳng định tài năng của NSND Doãn Hoàng Giang. Ông dùng một lối dàn dựng tuy đơn giản nhưng rất tinh tế trong việc đẩy tình huống lên cao trào rồi lại lắng xuống, khiến cho khán giả hào hứng cuốn theo mỗi phân đoạn.

"Công lý không gục ngã" phản ánh một thời khắc lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân hóa xã hội ở kinh thành Thăng Long giai đoạn thoái trào của phủ Chúa Trịnh. 

Chúa Trịnh Sâm vốn trước đây là một tướng giỏi, oai phong lẫy lừng, nhưng ngày một già yếu, không nghe can gián của mẹ và các quan đại thần. Chúa Trịnh Sâm si mê Tuyên phi Đặng Thị Huệ đến mức giao hết quyền hành cho người đàn bà đầy tham vọng quyền lực, thậm chí ép gả công chúa Ngọc Lan- con gái mình cho Đặng Mậu Lân- em trai Tuyên phi. 

Gã "Cậu Trời" - Mậu Lân ỷ thế cường quyền của dòng họ, dám làm càn hãm hiếp đàn bà, mưu mô cướp nhà, cướp đất… của dân lành khiến cả kinh thành Thăng Long loạn lạc, ngập tràn oan ức, dân lành kêu than, công lý lung lay trước cường quyền, kỷ cương phép nước trong triều chính chao đảo nhiễu nhương.

{keywords}

NS Quang Ánh (trái) vào vai Cậu Trời khá thành công đủ để khán giả 'ghét cay ghét đắng và thấy đáng chết'.

Vở diễn mở đầu bằng cảnh náo loạn nơi kinh thành Thăng Long với tiếng gọi với của đàn bà con gái rủ nhau trốn tránh "Cậu Trời" nếu không sẽ bị buông rèm hãm hiếp ngay chỗ nào hắn muốn. Những tiếng chuông, trống dồn dập khiến người xem phần nào hiểu được cảnh hỗn loạn nơi kinh thành và càng lo lắng hơn khi không hiểu, quan thị lang Ngô Thì Nhậm sẽ phải đối mặt như thế nào trong hoàn cảnh rối ren như thế.

Thoạt nghe tên vở diễn, nhiều người sẽ cảm thấy không hào hứng lắm bởi dễ nghĩ đó lại là một vở giáo dục mang đầy tính triết lý, giáo điều khô cứng. Thế nhưng với cách dàn dựng tài ba của NSND Doãn Hoàng Giang cùng với sự nhập vai xuất sắc của NS Như Lai (Ngô Thì Nhậm), NS Quang Ánh (Cậu Trời), NS Bảo Thanh (Tuyên phi Đặng Thị Huệ)... người xem đã bị cuốn hút ngay từ cảnh đầu tiên. Và khi tấm màn nhung khép lại, những tràng pháo tay vang rền không ngớt, người xem cứ muốn níu lại nơi khán phòng để gặp nghệ sĩ mình yêu mến, nói lời cảm ơn về một buổi tối không uổng phí.

{keywords}

{keywords}

Màn giằng xé giữa tình yêu dành cho Chúa Trịnh và tham vọng củng cố quyền lực của Tuyên phi 

Với những cách chuyển cảnh sân khấu mau lẹ cùng tiếng ca trù Thăng Long thâm trầm, vang vọng, người xem thực sự đã quên mất mình đang ở thế kỉ 21 mà thay vào đó là cảnh Thăng Long xưa với trống kêu oan rải khắp kinh thành mà không ai dám bén mảng tới để đánh.

Hình ảnh nhân vật Ngô Thì Nhậm được khắc họa khá ấn tượng cho khí phách của một viên quan liêm chính như chính lời tâm sự đầy ưu tư của ông trong một triều chính đang lung lay: "Công lý nằm ở trong tay kẻ mạnh, nằm ở trong tay những kẻ có quyền và công lý ngự trên ngôi cao... 

Kẻ sĩ mà cúi đầu trước cường quyền, sao còn gọi là kẻ sĩ... Kẻ sĩ phải có một minh chúa để thờ, chứ không thể cúc cung ngu trung phò tá cho một triều đình ruỗng nát. Dân chúng trông cậy vào pháp luật và công lý. Vậy mà công lý cúi đầu thì dân lành biết trông cậy vào đâu?…". Ông lắng nghe những nỗi oan khuất của dân lành, cương quyết xử tử 'Cậu Trời ' Đặng Mậu Lân bất chấp mọi áp lực, hiểm nguy nhằm giữ kỷ cương phép nước.

{keywords}

NSƯT Như Lai đã thực sự hóa thân vào nhân vật Ngô Thì Nhậm, người xem nhận thấy rằng, chưa lúc nào, Như Lai thoát ra khỏi nhân vật cho tới khi hạ màn.

Về Tuyên phi Đặng Thị Huệ, đã có nhiều giai thoại rằng bà người đàn bà vô tình đầy mưu mô, muốn thâu tóm quyền lực. Thế nhưng ở vở diễn này, kịch bản nhân văn hơn khi xây dựng nhân vật Đặng Thị Huệ cũng bị giằng xé bởi tình yêu dành cho chúa Trịnh và quyền lực. Để đi đến kịch bản này, Nhà hát Tuổi trẻ đã mời nhà Sử học Dương Trung Quốc làm cố vấn nên Nhà hát rất tự tin về nét mới của nhân vật Tuyên phi. NS Bảo Thanh, một diễn viên trẻ cũng đã hoàn thành xuất sắc nhân vật của mình.

{keywords}

{keywords}

"Công lý không gục ngã" là một tác phẩm hấp dẫn gửi gắm những bài học đáng suy ngẫm rút ra từ quá khứ, nhưng vẫn phù hợp với thời nay, khẳng định một thông điệp lịch sử còn lưu lại cho hậu thế về niềm tin vào sự chiến thắng của Công lý.

Bài, ảnh: Tình Lê