“Việc đạo thiết kế hay không hiện tại không thể phân biệt một cách rõ ràng như làm toán với những con số mà phải trông chờ vào lòng tự trọng của NTK đó. Cái đó thuộc về nhân phẩm”, M.H, giảng viên của một khoa thiết kế chia sẻ.



Với La Vie En Rose, Đỗ Mạnh Cường có quyền vỗ ngực xưng tên?

Nói về Đỗ Mạnh Cường, người ta nhắc đến những cuộc đấu khẩu trên báo với các nghệ sĩ khác, nhắc đến những phát ngôn gây sốc và hơn hết là hàng loạt thiết kế, bộ sưu tập, đêm trình diễn ra mắt ấn tượng nhưng luôn dính nghi án đạo nhái. Ngày 14/6/2015, Đỗ Mạnh Cường tổ chức show La Vie En Rose trong khuôn viên 1 lâu đài ở Beverly Hills (Mỹ).

Theo doanh nhân Phạm Huy Cận (CEO của DMC Design & Services Co.) thì số tiền dành cho việc thuê địa điểm lên tới con số khổng lồ mà chưa người Việt nào dám chi mạnh tay như Đỗ Mạnh Cường. Xung quanh lâu đài Bevery Hills không hề có nhà dân mà là nơi cư ngụ của hàng loạt ngôi sao Hollywood (?!).

Gần 30 model xuất sắc nhất Việt Nam cùng hàng loạt ngôi sao đình đám trong showbiz Việt đã bay sang Mỹ để xem show diễn. Với 444 khách được mời đi kèm với suất ăn trị giá 500 USD cùng bảo hiểm cho từng người, Đỗ Mạnh Cường khiến nhiều người thán phục về độ chịu chơi, chịu chi của mình.

Thế những, như một quy luật bất thành văn rằng cứ mỗi khi Đỗ Mạnh Cường ra mắt BST mới hay đêm trình diễn cho riêng mình thì sẽ có hàng loạt chỉ trích, lên án và cả đá xéo việc đạo, nhái. Có hàng tá ý kiến, dẫn chứng, quan điểm, hình ảnh được tung ra bởi những người trong nghề, ngoài nghề để chứng minh cùng một quan điểm rằng Đỗ Mạnh Cường không xứng đáng với cái danh NTK nổi tiếng.

Trước nhiều chỉ trích, Đỗ Mạnh Cường đã không giữ nổi bình tĩnh và gọi cư dân mạng (bao gồm cả những người có chuyên môn nhưng lên án thông qua trang mạng xã hội) là một lũ thú điên.

Thời trang không đúng thời điểm thì sản phẩm cũng chỉ là rác

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với trên dưới 20 NTK trong và ngoài nước, những giảng viên của các trường đại học danh tiếng để nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng hầu hết chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu khi nhắc đến cái tên Đỗ Mạnh Cường.

Tuy nhiên, dưới góc độ của một người bạn, một NTK thì TomKNguyen (NTK người Mỹ gốc Việt) đã chia sẻ quan điểm như sau: "Form Jacket của Dior đã có từ rất lâu và rất nhiều NTK đã lấy ý tưởng từ form này. Cường (Đỗ Mạnh Cường) chỉ bị cảm hứng chi phối thôi. Trong show diễn Givenchy Resort 16 mới diễn ra cũng có một mẫu Jacket lấy ý tưởng này. Vậy nên, không thể nói tất cả Tweed Jacket là của Chanel. Từ Comme Des Garcons cho đến Marc Jacob hay Moschino đều từng thiết kế Tweed Jacket dựa trên Chanel.

Kiểu tay như lồng đèn đã được rất nhiều người làm trước đây rồi. Khi thiết kế kiểu tay này, NTK sẽ kết hợp với đầm ôm nên tôi nghĩ chỉ là trùng hợp ý tưởng mà thôi. Bản thân tôi cũng không biết ai là người đầu tiên thiết kế kiểu này. Vụ việc Cường cho ra mắt áo đầm rộng trước Victoria ai cũng đã biết. Tuy nhiên, cả hai đều lấy ý tưởng từ Vintage Balenciaga và thật không công bằng khi không ai lên án Victoria mà lại lên án mỗi mình Đỗ Mạnh Cường.

Trong BST liên quan đến hình ảnh cánh bướm thì cả Cường và NTK kia đều lấy ý tưởng từ Poster của phim 'Silence Of The Lamb' (Sự im lặng của bầy cừu)", Tom nói về nghi án đạo của BST 'Những cánh bướm cuối thu' của Đỗ Mạnh Cường ra mắt trong năm 2014.
{keywords}

{keywords}

Sau khi nhận ý kiến từ TomKNguyen, chúng tôi đã liên hệ với Trần Nam designer của Canali và đồng sang lập thương hiệu Maison Bleublue, người đã dõi theo Đỗ Mạnh Cường suốt 4 năm qua và bản thân anh cũng đã tìm hiểu rất tỉ mỉ những sản phẩm của Đỗ Mạnh Cường. Phản pháo lại Tom về việc Đỗ Mạnh Cường có đạo hay không, Trần Nam chia sẻ những luận điểm của mình như sau:

“Sở dĩ cái babydoll silhouette nhà Balenciaga sẽ được ở yên nếu như không có chuyện Đỗ Mạnh Cường diễn show xong hôm sau lên báo kêu ca là Victoria Beckham đạo mẫu hay nhái lại form của Đỗ Mạnh Cường. Anh ấy nói là nhìn thấy form áo đầm của mình trên sàn catwalk thế giới mà không thể nói người ta đạo này nọ, nên khán giả mới cho anh ấy biết là cái form áo đầm ấy đã có từ cách đây hơn 100 năm rồi chứ không có ai nói gì về việc anh ấy đạo!

'Thời trang là một cái vòng tròn khép kín' nên sẽ được lặp lại, nhưng nó cũng phải đúng thời điểm. Không phải ngẫu nhiên mà Vic cho ra một mẫu váy như thế, mà vì Spring 2014 là sự trở lại của những chiếc đầm form rộng lấy ý tưởng từ những con búp bê baby doll. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những form dáng tương tự ở bộ sưu tập Spring 2014 của Alexander Wang, Chloe, Maison Marti Margiela...

'Thời trang thì phải theo thời, không hợp thời thì không phải thời trang' nên cho dù anh có đi trước hay đi sau gì, không đúng thời điểm thì sản phẩm của anh cũng chỉ là rác.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thứ 2, kiểu đầm tay phồng, không có qui tắc nào nhất thiết đó phải là đầm ôm, điển hình là Marchesa, Alexander McQueen vẫn làm tay phồng, form rộng. Cái vấn đề ở đây là từ cách chọn chất liệu đường cắt cho tới form dáng là hoàn toàn giống nhau, khác là khác người mặc. Có thể là trùng ý tưởng nhưng trùng đến 99% thì phải xem lại đạo đức và cái tâm của người làm thiết kế!

{keywords}

Thứ 3 là về cái Lanvin Dress và đầm của Đỗ Mạnh Cường, nhìn vào cách đặt để hoa hồng, form dáng, chất liệu, màu sắc rõ rành rành.

Thứ 4, ngoài ra Đỗ Mạnh Cường còn đạo sân khấu của Tommy trong show diễn Sea of Memories.

Cuối cùng, về mấy vấn đề thương hiệu quốc tế có đạo không, Lanvin có giống Yoji không? thì hãy để cho thế giới phán xét. Việc trong nước của mình là làm sáng tỏ những thứ mình hiểu, mình thấy trước mắt và xem nó có đáng và đúng giới giá trị thực tế 3000-5000 USD mà không có bất kì một cuộc kiểm tra chất lượng nào hay không? Việt Nam mà khắt khe thì sẽ chẳng có designer 'chém gió' áo đầm vài trăm triệu đâu!".

Việc đạo thiết kế không thể rõ ràng như làm toán

Trước quan điểm trái chiều của 2 NTK, chúng tôi buộc phải tìm đến giảng viên khoa Thời Trang của một trường ĐH hàng đầu Việt Nam. Đứng trên quan điểm của một giảng viên với cái nhìn khách quan, cô M.H chia sẻ: “Chỉ nhìn hai mẫu thiết kế thông qua hình ảnh thì không thể nào khẳng định rằng NTK đó có đạo hay không. Nếu muốn một câu trả lời chính xác nhất, chúng ta phải đặt hai sản phẩm đấy cạnh nhau để so từng đường kim mũi chỉ, chất liệu vải, cách nhấn nhá và cảm hứng của khi thực hiện sản phẩm đó.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng chưa có bất cứ luật lệ nào rõ ràng để buộc tội hay chứng minh ai đó đạo ý tưởng của nhau. Vậy nên, việc đạo thiết kế hay không hiện tại không thể phân biệt một cách rõ ràng như làm toán với những con số mà phải trông chờ vào lòng tự trọng của NTK đó. Cái đó thuộc về nhân phẩm của người làm nghề.

Ngoài ra, như giảng viên M.H đã chia sẻ, ở Việt Nam chưa có một bộ luật cụ thể nào về tội danh đạo ý tưởng trong thời trang. Đó chính là chìa khóa vàng giúp các NTK của Việt Nam có cơ hội học hỏi theo ý tưởng của những NTK trên thế giới. Vậy nên, những NTK Việt Nam hãy tin tưởng và an tâm rằng, một NTK nổi danh như Đỗ Mạnh Cường còn dính thị phi đạo nhái thì chẳng ai có thể thoát khỏi sự phán xét của dư luận.

Thanh Đường - Từ Nữ