- Gặp Dương Khắc Linh trong một buổi sáng đẹp trời, nhạc sĩ 'Xin hãy thứ tha' đã bộc bạch nhiều câu chuyện nhức nhối trong làng nhạc Việt đương đại.

E dè nhưng không áp lực ở The Voice Kids

Đây là thời gian bận ‘tối mặt’ của anh. Anh có thể chia sẻ những công việc mà anh đang ôm đồm không?

Tháng này đúng là một tháng kinh khủng của tôi. Lo cho các em The Voice Kids, làm nhạc phim cho 2 bộ phim điện ảnh, 5-6 quảng cáo, ca khúc đặt hàng sáng tác hơn 10 bài, chưa kể những cuộc hẹn phỏng vấn, quay cho chương trình, talkshow… Một ngày không đủ thời gian để tôi làm hết việc mà bản thân tôi cũng đang cảm thấy rất đuối.

Từng bị chê ‘chìm nghỉm’ khi làm giám khảo The X-Factor nhưng lại gây sốt khi ngồi ghế nóng The Voice Kids. Vì đâu lại có sự thay đổi này?

Một phần là do format của chương trình. Format của The Voice Kids cho phép mình có nhiều đất diễn hơn. Ví dụ như bấm nút, giành thí sinh, hay ở các vòng thi sau như Đối đầu, Liveshow lại có nhiều điểm khác nhau. Chỉ riêng việc giành thí sinh thôi cũng đã có rất nhiều đất để mình vui với các em nhỏ. Trong khi đó ở X-Factor thì vai trò của mình chỉ làm giám khảo và nhận xét thí sinh. 

Công việc ở các vòng thi cũng giống nhau mà bản thân X-Factor cũng rất dài nên khó có thể tìm những điều mới mẻ để nói, nhất là đối với một người kém tiếng Việt như tôi lại càng hạn chế. Thường tôi chỉ có thể nói về giọng hát được thôi, những người nói giỏi như Hồ Ngọc Hà hay Đàm Vĩnh Hưng đôi khi còn thấy khó khăn để nói những điều vừa vui, vừa thú vị, lại phải khác với ý của những giám khảo còn lại.

Thực sự ngồi ghế nóng The Voice Kids khiến tôi có nhiều cảm xúc để cho khán giả thấy tính cách thật của mình. Sau khi tham gia nhiều chương trình thì đến The Voice Kids, tôi đã tự tin, bớt run và thoải mái hơn nhiều. Chắc một phần do không gian khán phòng cũng thân thiện, ấm cúng nữa.

{keywords}


{keywords}


Đương đầu với cặp vợ chồng Giang – Hồ hay ca sĩ Cẩm Ly đều là những HLV từng sở hữu quán quân 2 mùa trước, anh có thấy e dè?

Dĩ nhiên! Bộ đôi Giang – Hồ hay chị Cẩm Ly đều có rất nhiều kinh nghiệm và biết cách chơi. Còn tôi là người mới, đang phải học tất cả những điều thuộc về chương trình này. Nhưng không sao, tôi chỉ nghĩ mình phải cố gắng thôi chứ không thấy bị áp lực vì điều đó. Dù là cuộc chơi nhưng mình phải chiến đấu (cười).

Nhưng cũng có thể mùa này team Dương Khắc Linh sẽ 'ẵm' quán quân vì từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ một HLV chiến thắng 2 lần? 

Thực sự tôi không thích những dự đoán như thế này vì nó sẽ càng tạo ra nhiều áp lực hơn nữa. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên thôi. Tôi nghĩ trong gameshow không có một luật nào cả, mọi thứ đều trắng đen rõ ràng và cái gì cũng có thể xảy ra cả. Tôi chưa từng nghĩ team mình sẽ chiến thắng quán quân, tôi chỉ muốn các em trong đội sẽ tỏa sáng nhất có thể và để lại dấu ấn tốt trong lòng khán giả.

Vậy team Dương Khắc Linh đã chuẩn bị cho vòng liveshow đến đâu rồi?

Hiện tại thì đội của Dương Khắc Linh đang tập rất nhiều bài, và tôi cũng phải hòa âm lại hết những bài đã chọn cho các bé sao cho phần hòa âm thật ấn tượng. Các bé cũng đang luyện tập rất kĩ. Điều tôi sợ là các bé còn nhỏ nên có sự chênh lệch lớn giữa lúc tập và lúc bước lên sân khấu. Vào vòng liveshow quay trực tiếp nên có thể áp lực sẽ khiến các bé bị run và quên hết mọi thứ lúc tập. Nên tôi nghĩ điều quan trọng lúc này là tạo ra sự tự tin để các bé có thể hát trọn vẹn ca khúc. 

{keywords}


{keywords}

Từng làm HLV cho hạng mục nhóm nhạc tại Nhân tố bí ẩn, anh thấy dạy trẻ con dễ và khó so với dạy người lớn như thế nào?

Dạy cho các thí sinh dù lớn hay nhỏ cũng đều có những niềm vui riêng. Dạy cho các bé rất vui, năng động và hiếu học. Có điều như tôi đã nói, các bé rất dễ bị run và quên hết những gì đã tập nên những rủi ro xảy ra lúc thi cũng lớn hơn. 

Còn những thí sinh trong hạng mục nhóm nhạc hồi X-Factor cũng rất dễ thương, đến nay các anh em vẫn còn giữ liên lạc và thỉnh thoảng đi nhậu với nhau (cười). Đương nhiên, với các bạn trong X-Factor thì tôi có thể đi nhậu được còn các bé The Voice Kids thì mình chỉ dẫn đi ăn thôi (cười lớn).

Không thù ghét Sơn Tùng M-TP

Từng phản ứng khá gay gắt về hành vi xâm phạm tác quyền của Sơn Tùng M-TP nhưng sau đó anh lại nhiều lần khen ngợi sao nam trẻ, anh không sợ người ta nói mình mâu thuẫn?

Ồ không! Do lúc scandal nổ ra thì khi đó mọi người còn khá mơ hồ, ai cũng cho rằng đây không phải là đạo nhạc nên tôi mới nói hành vi này theo luật quốc tế là đạo nhạc thôi. Nhưng sau đó thì mọi người lại đinh ninh là tôi thù Sơn Tùng dù tôi chưa bao giờ nói là mình không thích hay không ưa nghệ sĩ trẻ này.

Khi sự việc đã qua rồi, tôi có chúc mừng cho những thành công không dính scandal sau này của Sơn Tùng thì người ta lại hỏi tại sao giờ lại khen. Chứ tôi có thù ghét gì ai đâu? (cười lớn). Cái đó chỉ là người ta hiểu lầm thôi!

Là một nhạc sỹ từng làm việc trong môi trường âm nhạc chuyên nghiệp quốc tế, anh thấy nền âm nhạc ở Việt Nam được gì và thiếu gì?

Được ở chỗ dễ dàng tạo cơ hội cho các bạn trẻ trở thành ca sĩ. Bạn có một ít tiền, bạn mua một bài hát, thuê một ekip để quay, sau đó bạn liên hệ với các trang tin giải trí giật tít, rồi tự mình đi kiếm show dựa vào độ hot của sản phẩm. 

Trong khi đó ở nước ngoài rất khó khăn, bạn chắc chắn cần có một công ty tài trợ, giúp đỡ mình, vạch ra hướng đi vì bạn không bao giờ có cơ hội trừ khi bạn là một hiện tượng mới trên Youtube được hàng triệu triệu người xem. Điều đó lại vừa hay, vừa dở vì ai cũng có thể thành ca sĩ.

Ở nước ngoài họ phải suy nghĩ rất kĩ trước khi quyết định đầu tư cho nghệ sĩ. Vì họ phải đầu tư hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đô cho một ca sĩ mới. Ở Hàn Quốc, để đầu tư cho một nhóm nhạc, chẳng hạn như Super Junior, họ phải bỏ ra ban đầu ít nhất 2 triệu USD mỗi năm trong liên tục 3 năm thì lúc đó nhóm mới nổi tiếng và có thể thu lại tiền.

Còn ở Việt Nam, làm kiểu gì cũng được lên báo, tiền bản quyền lại không có hoặc không đáng kể, bán đĩa cũng không, nhạc thì miễn phí hết nên người ta không có động lực, không có cảm giác phải cạnh tranh. Chẳng hạn như giữa các nhạc sĩ như tôi, Nguyễn Hải Phong, Đỗ Hiếu hay Hồ Hoài Anh… không ai thấy cần phải cạnh tranh với nhau.

Mình chỉ biết làm sản phẩm cho ca sĩ ném lên các trang nghe nhạc trực tuyến sau đó ca khúc sống được vài ngày. Được bao nhiêu view không quan trọng, vì 1 tỷ view hay 1 view cũng như nhau. Chủ yếu chỉ để cho bầu show thấy: “À, tôi còn sống, còn có sản phẩm đây! Book show tôi đi!”. Cho nên tại sao tôi nói không có động lực để mình phải sáng tác một ca khúc cực kì hay hoặc mình sẽ được tiền bản quyền từ ca khúc này. 

Điều đó khiến nền âm nhạc Việt Nam đi chậm hơn các nước khác. Tôi không biết làm sao để thay đổi điều này nhưng có lẽ chỉ khi Nhà nước làm mạnh hơn luật bản quyền để bảo vệ cho những người sáng tạo

{keywords}

{keywords}

Theo anh, tại sao chúng ta không phát triển thành nền công nghiệp âm nhạc theo mô hình như trước là US - UK, sau là Kpop?

Việt Nam chưa phải là một thị trường, một nền công nghiệp âm nhạc. Chúng ta đang đầu tư nhiều hơn là lấy ra. Chỉ một số nghệ sĩ có thể lấy ra tiền, số còn lại huề vốn đã là may rồi. Vì đâu phải ai cũng xin được tài trợ. Có khi phải “cày” sặc máu để có tiền mua bài, mua trang phục, chụp hình, họp báo… để ra sản phẩm rồi “cày” để lấy lại vốn, sau đó lại ra sản phẩm mới. Nó cứ như một vòng xoay mà rõ ràng người ta làm vì đam mê nhiều hơn. Bạn phải đầu tư cực kỳ lâu, khoảng 10 năm, như Hồ Ngọc Hà bây giờ thì bạn mới có nhiều show, đứng hàng top. Còn những ca sĩ hạng B, hạng C càng khó khăn, họ thậm chí không có tiền mua sản phẩm, phải tranh nhau để có show.

Đây không phải là một thị trường. Nó giống một sân chơi hơn. Trong khi khán giả ngày càng đòi hỏi về chất lượng, thường xuyên so sánh tại sao Hàn Quốc làm được hay thế này còn Việt Nam thì dở thế kia. Tiền đâu mà làm! Chính chúng ta tập cho khán giả thói quen nghe nhạc miễn phí, làm sao thay đổi được. Trừ khi những trang nghe nhạc online lớn thực sự muốn giúp cho nghệ sĩ. Họ chơi nhạc trên web để chạy quảng cáo có thể thì gửi lại một phần nhỏ cho nhạc sĩ chẳng hạn.

Theo anh, tình hình bảo vệ tác quyền ở Việt Nam gặp những vấn đề gì lớn và khác biệt gì so với các nước?

Nước mình luật gì cũng có nhưng không có đơn vị theo dõi để phạt những công ty đang vi phạm. Việc kiện tụng lại hết sức khó khăn. Các đơn kiện bản quyền ở Việt Nam hình như không được quan tâm nhiều. 

Ví dụ như 1 người bạn thân của tôi là ca sĩ Đăng Khôi. Cậu ấy nắm hết bản quyền của nhạc Hàn Quốc và kiện một trang nghe nhạc số vì xài “chùa” bao nhiêu năm mà không trả một đồng tiền bản quyền nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu. Họ chỉ việc kéo dài mãi cho đến khi mình nản thì nghỉ kiện thôi. Bởi vì tòa không rảnh còn tranh chấp về sở hữu trí tuệ cũng không phải loại án được ưu tiên ở Việt Nam. 

Bạn thấy đấy, một công ty lớn còn khó khăn thì một người nhạc sĩ sao làm đi kiện được. Trước hết là không có tiền vì vụ kiện sẽ kéo dài, trong khi còn phải lo chi phí luật sư. Các công ty biết điều này nên họ chỉ việc tìm cách kéo dài vụ án thôi.

Không ngầu thì sẽ ngố

Là một nhạc sĩ trầm tính, có bao giờ ca sĩ Trang Pháp chê anh khô khan chưa?

Không đâu! Có thể hình ảnh của tôi trên truyền hình là một nhạc sĩ trầm tính nhưng ngoài đời tôi cũng là người hay đùa giỡn và hài hước lắm. Còn lúc ngồi ghế giám khảo X-Factor nếu tôi không cố thật ‘ngầu’ thì nhìn sẽ bị ngố (cười). Trang có nói với tôi là: “Anh phải làm mặt nghiêm thì trông mới men, còn không thì ngố lắm. Anh chọn đi, men hay ngố?” nên nhiều khi khán giả tưởng tôi nghiêm trọng chứ thật ra mình đang cố để nhìn khỏi bị ngố thôi (cười lớn).

{keywords}

{keywords}

Trang Pháp cũng là một người viết ca khúc có tiếng của Vbiz, cô ấy có hỗ trợ 'nguyên liệu' cho những sáng tác của anh không?

Chắc chắn rồi! Mỗi lần tôi sáng tác xong đều đưa cho Trang nghe và hai người luôn luôn giúp nhau. Có khi nhạc sĩ sáng tác một bài hát, họ thường cảm thấy giai điệu này cực kỳ hay nhưng thật ra có thể rất dở mà họ không biết. Lý do bài hát ở nước ngoài thường rất hay vì chúng được sáng tác bởi 6, 7 nhạc sĩ chứ không bao giờ chỉ có một nhạc sĩ. Có vài trường hợp như Diane Warren, tác giả bài I don’t want to miss a thing, là nhạc sĩ nổi tiếng ở Mỹ mà sáng tác độc lập thôi. 

Bài hát được đưa cho 6, 7 người nghe để họ chỉ ra thế này hay hơn, thế kia mới hay hơn. Sau mỗi lần như vậy bài hát lại lên một bậc. Đến cuối cùng chúng ta sẽ có một bài hát cực kỳ hay mà một nhạc sĩ không thể nào làm được. Ở Việt Nam, thông thường nhạc sĩ chỉ sáng tác một mình thôi. Đương nhiên cũng có bài hay nhưng phần âm, phần hòa thanh vẫn có thể làm hay hơn được. Còn tôi có Trang và cả ekip của tôi nữa nên mọi người nghe và cùng đóng góp, tránh được tình trạng chủ quan.

- Cám ơn anh!

Gia Bảo

Photo: Nhân Phạm