Từ miền Trung, Hoàng Thoại Châu trốn nạn bắt lính và chạy vào Sài Gòn. Để qua mắt cảnh sát, ông tìm đến thiền môn, khoác áo nâu sồng và duyên nghiệp đẩy ông đến với nghề y rồi trở thành một cây bút trào phúng nổi tiếng trong làng báo với bút danh Ba Thợ Tiện.

“Sâu thẳm buồn vui” là tự truyện của nhà báo Hoàng Thoại Châu, nhiều năm qua ông được đông đảo bạn đọc biết đến qua bút danh Ba Thợ Tiện trên chuyên mục Nói hay Đừng của báo Lao Động.

{keywords}

Độc giả yêu mến vây quanh cây bút trào phúng nổi tiếng Ba Thợ Tiện

 

Chuyện đời, chuyện nghề, kể cả những “sự thật ít ai biết”, Ba Thợ Tiện cũng không ngần ngại trải lòng. Như ông đã nói: “Tôi nghĩ ai rồi cũng tự nhìn lại mình, để xem mình đã sống như thế nào, còn nợ những gì, nợ những ai… Tất nhiên không phải nợ tiền. Được vậy mới mong có chút thanh thản trước lúc “trả tất cả” để được… trở về”.

{keywords}

Nhà báo Ba Thợ Tiện - Hoàng Thoại Châu

Cuốn sách là khoảng ký ức của Hoàng Thoại Châu trong những năm tháng nhiều biến động của đất nước. Hoàng Thoại Châu có một cuộc đời đầy sôi nổi. Với lĩnh vực văn chương, ông được Tổng thống chính quyền Sài Gòn trao tặng giải thưởng. Và rồi cũng chính chính quyền ấy bắt ông nhốt vào khám Chí Hòa. Tưởng đâu như vậy là quá đủ cho một văn sĩ, nào ngờ ông còn bị đưa ra “địa ngục trần gian” ở Côn Đảo.

{keywords}

Những bạn nghề một thời từng chiến đấu bằng ngòi bút cũng đến chung vui cùng Ba Thợ Tiện

Sau những biến cố lịch sử tháng 4.1975, Hoàng Thoại Châu bén duyên với nghề báo, chứng kiến sự ra mắt của tờ Tuổi Trẻ, sau đó ông chuyển sang báo Lao Động (Nơi bút danh Ba thợ tiện của ông nổi danh với mục Nói hay Đừng), ngoài ra ông còn tham gia vào nhóm Thứ sáu góp phần cùng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra các quyết định quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước (từ 1986).

{keywords}

Đông đảo độc giả trẻ, nhất là sinh viên ngành báo chí đã cùng tới để tham gia buổi ra mắt sách tại nhà sách Phương Nam

Cuốn sách đầy ăm ắp những số phận, tư liệu, và câu chuyện thật của bối cảnh loạn lạc thời chiến năm 1968. Có những người đi qua chiến tranh và định mệnh thay đổi hoàn toàn. Câu chữ của Ba Thợ Tiện – Hoàng Thoại Châu vừa đa tình đến nóng rẫy, vừa trào phúng sâu cay đắng chát cuộc đời, có lúc lại bình dị, da diết khi kể về vợ, nói với con.

{keywords}

"Sâu thẳm buồn vui" cuốn sách của cả một đời

Ở độ tuổi thất thập cổ lai hy và đã nghĩ đến chuyện “trở về”, nên những trang sách của Ba Thợ Tiện thật đến nao lòng. “Sâu thẳm buồn vui” đầy chất văn, đẹp như thơ và là vốn tư liệu quý không những về cuộc đời một con người mà còn về một thế hệ, một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đổi thay của dân tộc. Ba Thợ Tiện “trả tất cả để trở về” nên câu văn kết sách, nhẹ nhàng mà xót xa day dứt: “Thế thôi. Cuộc đời, dù sang giàu hay nghèo khó đến mấy cũng đều đẹp, đều mong manh đến độ chỉ cần chạm phải một làn gió mỏng, vào một thời khắc liêu xiêu nào đó cũng trở thành tro bụi”…

(Theo Một thế giới)