Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.
Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.
Thành gồm 4 cổng, lớn nhất là cổng chính phía Nam gồm 3 mái vòm lớn với chiều cao 10m, rộng 38m, được ghép bằng những phiến đá xanh. Theo cổ sử, trong thành từng có nhiều công trình kiến trúc cũ như điện Hoàng Nguyên, cung Phù Cực, cung Diên Thọ... Tuy nhiên, hiện tại cụm di tích này chỉ còn tường thành, các cổng và một phần la thành bằng đất bao phía ngoài.
Hành trình để cụm di tích này được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới không hề suôn sẻ. Được biết, để giành được kết quả đáng mừng trên, phía đoàn đại biểu và Ủy ban UNESCO Việt Nam đã mất khá nhiều thời gian để thảo luận.
Thành nhà Hồ được UNESCO vinh danh chủ yếu dựa vào các tiêu chí số 2 (chiều dài lịch sử văn hóa) và 6 (tính liên tục của tài sản trong tư cách là một trung tâm quyền lực) trong số những tiêu chí mang tính quy chuẩn của UNESCO.
Hai con rồng đá trong thành nhà Hồ.
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Theo TTVH
Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.
Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.
Thành gồm 4 cổng, lớn nhất là cổng chính phía Nam gồm 3 mái vòm lớn với chiều cao 10m, rộng 38m, được ghép bằng những phiến đá xanh. Theo cổ sử, trong thành từng có nhiều công trình kiến trúc cũ như điện Hoàng Nguyên, cung Phù Cực, cung Diên Thọ... Tuy nhiên, hiện tại cụm di tích này chỉ còn tường thành, các cổng và một phần la thành bằng đất bao phía ngoài.
Hành trình để cụm di tích này được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới không hề suôn sẻ. Được biết, để giành được kết quả đáng mừng trên, phía đoàn đại biểu và Ủy ban UNESCO Việt Nam đã mất khá nhiều thời gian để thảo luận.
Thành nhà Hồ được UNESCO vinh danh chủ yếu dựa vào các tiêu chí số 2 (chiều dài lịch sử văn hóa) và 6 (tính liên tục của tài sản trong tư cách là một trung tâm quyền lực) trong số những tiêu chí mang tính quy chuẩn của UNESCO.
Tường thành được xây dựng bằng những phiến đá đồ sộ.
Hai con rồng đá trong thành nhà Hồ.
Giới thiệu những hòn đá làm bi lăn khi vận chuyển các khối đá xây thành nhà Hồ và những viên đạn đá để bảo vệ thành.
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Theo TTVH