- Tại Việt Nam thú chơi mô hình đã xuất hiện từ khá lâu. Tuy nhiên ngày nay khi nhắc tới thú chơi mô hình nhiều người thường biết đến loại hình chơi mô hình điều khiển mà ít nhắc tới một thú chơi đầy hấp dẫn khác đó là mô hình tĩnh trưng bày.
Mô hình tĩnh trưng bày nghe cái tên tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu ai đã từng được tận mắt nhìn những mô hình hoàn chỉnh của những người đam mê thú chơi này mới thấy sự công phu và cầu kì của người chơi. Người chơi mô hình tĩnh trưng bày ngoài việc lắp ghép và tạo nên một chiếc mô hình làm sao cho đẹp không bị mất hay sai lệch từng bộ phận đã khó, việc trang trí như sơn, dán decal hay thậm chí là "độ" cho mô hình của mình lại còn khó hơn.
Mô hình tĩnh được chia làm nhiều thể loại chủ yếu là khí tài quân sự từ thế chiến thứ nhất cho đến những vũ khí hiện đại nhất bây giờ đều được đa số người chơi sưu tầm và lắp ráp.
Mô hình như thật, thật như mô hình
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn bộ sưu tập mô hình của anh Minh, một trong những người chơi mô hình máy bay đầu tiên ở Hà Nội là không quá hoành tráng. Gần mười năm sưu tập mới được chừng gần chục chiếc máy bay và một vài con ô tô, xe máy nhỏ.
Nhẹ nhàng cầm hai đầu của chiếc mô hình máy bay quân sự, anh Minh đặt nó xuống bàn: "Đây là con F18D-Hornet mà anh thích nhất và cũng là anh làm tỉ mỉ nhất. Chú xem và chụp ảnh đi. Nhưng nếu cầm vào thì nhẹ nhàng hoặc bảo anh nhé. Cái này cầm phải có cách..." Câu nói của anh làm tôi chột dạ về một chiếc mô hình chỉ dài khoảng 40cm, ước chừng cho vừa cái hộp đựng giầy bình thường.
Bắt đầu để ý từng chi tiết, tôi nhận ra từng bộ phận đều được làm rất tỉ mỉ: chiếc canopy trên thân máy bay, 4 con ốc nhìn qua tưởng chỉ là cái chấm trong đồ chơi nhựa mà bình thường... Nhìn kĩ mới thấy chúng đều có hình chiếc ốc đàng hoàng. Thậm chí còn có màu đen khác khác hẳn so với màu nền ghi của nắp.
Chiếc F18D-Hornet
Cận cảnh bên ngoài chiếc mô hình F18D-Hornet
Buồng lái đầy đủ từng chi tiết cho tới thông số trên màn hình radar, tất cả chỉ nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm
Để ý sâu hơn nữa, mới thấy những kí hiệu chữ được dán chi chít trên thân không phải là chỉ để cho đẹp, mà chúng được dán rất đúng chỗ, và còn đau mắt hơn khi nhìn cho thật kĩ mới thấy chúng đều đọc được mà thậm chí là có ý nghĩa ở mỗi vị trí nhất định.
Xem qua như thế, quay ra anh Minh tôi ngơ ngác: "Giống thật anh nhỉ?". Hai anh em cười lớn. "Đấy là chú mới chỉ xem qua thôi. Chú phải làm thử một cái đi sẽ thấy. Không đơn giản đâu..."
Nghề chơi cũng lắm công phu
Bắt đầu từ đó, câu chuyện về sản xuất một chiếc mô hình, mà theo đúng nghĩa của người chơi mô hình chuyên nghiệp là.. như thật ! bắt đầu được anh Minh kể một cách say sưa.
Giá một chiếc mô hình nếu chỉ tính nguyên liệu là những bộ phận được đúc sẵn và đóng gói trong hộp, rồi tiền sơn tất tần tật tùy vào kích cỡ rơi vào khoảng từ 300 ngàn cho tới 4 triệu là trung bình.
Một hộp phôi mua sẵn bằng nhựa của một chiếc mô hình tỷ lệ 1/32.
Nhưng oái oăm thay, cái thú chơi này nếu nói về tiền thì thực sự không tốn mà cái tốn kém nằm ở công lắp, thời gian và sự tỉ mỉ của người chơi. "Chơi món này không vội được đâu chú ạ, phải thực sự là rất kiên nhẫn và tỉ mỉ, đúng như câu nói tưởng là đùa: Giục tốc bất đạt. Với món này chuẩn 100%".
Thời gian hoàn thành một chiếc mô hình để đẹp và được giới chơi coi là đạt tiêu chuẩn, cỡ nhỏ, ít nhất là 6 tháng, còn một chiếc to thì không thể nói chính xác là bao lâu vì còn tùy thuộc vào tay nghề và thời gian dành cho nó của người làm.
Chiếc F16C này, thời gian anh Minh hoàn thiện khoảng hơn 3 tháng. Đó là với một một tay nghề đã quen tay và dành ít nhất 4 tiếng một ngày cho nó. "Nghề chơi" ngốn bằng ấy thời gian và công sức, nếu không phải "đại gia" thì người bình thường sao có thể theo được, trừ các cụ đã ở độ tuổi về hưu?
Chính vì thế, để theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật mô hình trưng bày, nhiều người chơi đã phải cày cục thức trắng liên tục đêm này nối đêm khác để có đủ thời gian dành cho món đồ yêu quý.
Riêng với dàn vũ khí lắp dưới một chiếc mô hình loại lớn, để lắp ghép sau đó phun sơn, dán decal mất ít nhất 2 tháng dể hoàn thiện.
Dàn vũ khí của chiếc AV8-Harrier và F18D-Hornet
"Việc đầu tiên người chơi đương nhiên phải tìm cho mình loại mô hình mà mình ưng ý. Mà để ưng ý đương nhiên phải đọc qua nhiều tài loại về vũ khí quân sự, xe cộ, vũ khí... Nói chung là thích cái gì thì tìm hiểu cái đó" - anh Minh nói.
Tìm được "tình yêu" rồi thì đi kiếm khuôn. Khuôn thường là được bán sẵn nguyên cả hộp theo từng kích cỡ. Nhỏ là từ 1/72 đến lớn 1/32 là kích cỡ thường được chơi nhiều. Càng lớn thì chi tiết càng nhiều nên công đoạn lắp và trang tí cùng từ đó mà nhân lên.
Khuôn tùy vào từng nguồn, nếu là hàng hiếm phải đặt từ nhiều nơi đương nhiên là từ nước ngoài nếu trong nước không có. Ship về Việt Nam, khuôn đẹp, nguyên hộp nguyên thùng, đầy đủ phụ kiện là sung sướng rồi. Coi như thành công 10%!
Có được khuôn các chi tiết hoàn chỉnh... thành công 10%!
Công đoạn tiếp theo là lắp ghép các bộ phận. "Nếu chơi ngông, chỉ cần nhìn sách hướng dẫn và lắp nguyên một ngày là ghép xong một chiếc mô hình. Xong rồi đem ra sọt rác vứt vào đó" - anh Minh nói vui.
Công đoạn ghép không đơn giản. Ghép sao cho đẹp. Các bộ phận bằng nhựa có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn chi tiết một mô hình. Đã là bằng nhựa, khi gỡ ra khỏi mảnh phôi để ghép lại với nhau sẽ tạo độ vênh và đương nhiên khi hoàn thiện các chi tiết sẽ không khít.
Để các mảnh ghép khít với nhau tạo thành những rãnh trông sao cho "nuột nà" cũng là cả một vấn đề
Để giải quyết người chơi phải có cách, nếu đơn giản là dùng giũa và giấy nhám để làm phẳng, nhưng đã cầu kì và gọi là chơi phải có dụng cụ. Anh Minh khoe chiếc kìm chuyên để bấm cắt mô hình từ phôi nhập từ Nhật Bản của mình. Đúng là để kiếm được dụng cụ chuyên dụng cho món chơi mô hình, người chơi Việt Nam rất hiếm khi đặt mua được các dụng cụ chuẩn. Hầu hết là phải tự chế từ các dụng cụ có sẵn ở trong nước.
"Không có dụng cụ, cắt ra nham nhở, lúc lôi ra gọt vỡi giũa còn mất thời gian và thậm chí là máy bay vẫn bị thủng lỗ đấy chú ạ" - Anh Minh cười khoái chí khi vừa cầm chiếc kìm vừa cắt từ tốn từng bộ phận ra khỏi khuôn phôi.
Dụng cụ thường phải sử dụng của dân chơi mô hình
Cắt các bộ phận từ phôi không khéo sẽ bị ăn vào chi tiết có giũa hay chế lại cũng bị "sẹo"
Cắt gọt, giũa khéo đôi khi vẫn chưa đủ. Để thực sự hai miếng ghép ăn khít vào với nhau trông như thật, người chơi kì công con dùng một loại bả ma tít đặc biệt dành riêng cho mô hình trát vào rãnh giữa. Lúc này sự khéo léo mới thực sự đòi hỏi tay nghề của từng người. Bởi chỉ cần lắp vênh một chút thôi là các bộ phận khác cũng từ đó sẽ vênh theo.
Sở dĩ phải kì công như vậy bởi mỗi một chi tiết mô hình chỉ có một, nếu làm hỏng coi như vứt luôn cả mô hình nếu không tính chuyện phải lại lặn lội đi mua cả một chiếc phôi mới. Và quan trọng chính vì phải tỉ mỉ như thế khi ghép, nên tuy cùng một loại mô hình cả trăm người chơi khi ghép xong sẽ chả ông nào giống ông nào.
Cắt, mài, giũa, trát bả, ghép nối hàng trăm bộ phận từng chút một thôi nghe qua nhìn bộ sưu tập "nhỏ bé" của anh mới hiểu vì sao sau 8 năm bộ sưu tập của anh chỉ dừng lại có vậy.
Tuy nhiên để cho ra lò một mô hình thực thụ đấy mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Công đoạn sơn, trang trí, dán đề can và chế từng bộ phận, mỗi công đoạn khiến nhiều người chơi mô hình mà theo lời anh Minh: "Nhiều ông làm hỏng phát khóc mấy ngày rồi bỏ cuộc" bởi một nguyên tắc nghiệt ngã: "Sơn hỏng là vứt!".
Lắp hoàn chỉnh một chiếc đã không đơn giản, công đoạn sơn trang trí rồi "chế" theo ý thích khiến không ít người phải bỏ cả mô hình với bao công sức thời gian vì một chút lỡ tay.
Câu chuyện về sự kì công của công đoạn trang trí được coi là thể hiện phong cách và nghệ thuật nhất của từng dân chơi mô hình sẽ được gửi đến bạn đọc ở kì sau.
Nguyễn Hoàng
Kì 2: "Trang điểm" máy bay: Nghệ thuật đi liền với trả giá!
Mô hình tĩnh trưng bày nghe cái tên tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu ai đã từng được tận mắt nhìn những mô hình hoàn chỉnh của những người đam mê thú chơi này mới thấy sự công phu và cầu kì của người chơi. Người chơi mô hình tĩnh trưng bày ngoài việc lắp ghép và tạo nên một chiếc mô hình làm sao cho đẹp không bị mất hay sai lệch từng bộ phận đã khó, việc trang trí như sơn, dán decal hay thậm chí là "độ" cho mô hình của mình lại còn khó hơn.
Mô hình tĩnh được chia làm nhiều thể loại chủ yếu là khí tài quân sự từ thế chiến thứ nhất cho đến những vũ khí hiện đại nhất bây giờ đều được đa số người chơi sưu tầm và lắp ráp.
Mô hình như thật, thật như mô hình
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn bộ sưu tập mô hình của anh Minh, một trong những người chơi mô hình máy bay đầu tiên ở Hà Nội là không quá hoành tráng. Gần mười năm sưu tập mới được chừng gần chục chiếc máy bay và một vài con ô tô, xe máy nhỏ.
.
Bộ sưu tập "đơn sơ" của một người 8 năm chơi mô hình
Bộ sưu tập "đơn sơ" của một người 8 năm chơi mô hình
Nhẹ nhàng cầm hai đầu của chiếc mô hình máy bay quân sự, anh Minh đặt nó xuống bàn: "Đây là con F18D-Hornet mà anh thích nhất và cũng là anh làm tỉ mỉ nhất. Chú xem và chụp ảnh đi. Nhưng nếu cầm vào thì nhẹ nhàng hoặc bảo anh nhé. Cái này cầm phải có cách..." Câu nói của anh làm tôi chột dạ về một chiếc mô hình chỉ dài khoảng 40cm, ước chừng cho vừa cái hộp đựng giầy bình thường.
Bắt đầu để ý từng chi tiết, tôi nhận ra từng bộ phận đều được làm rất tỉ mỉ: chiếc canopy trên thân máy bay, 4 con ốc nhìn qua tưởng chỉ là cái chấm trong đồ chơi nhựa mà bình thường... Nhìn kĩ mới thấy chúng đều có hình chiếc ốc đàng hoàng. Thậm chí còn có màu đen khác khác hẳn so với màu nền ghi của nắp.
Chiếc F18D-Hornet
Cận cảnh bên ngoài chiếc mô hình F18D-Hornet
Buồng lái đầy đủ từng chi tiết cho tới thông số trên màn hình radar, tất cả chỉ nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm
Xem qua như thế, quay ra anh Minh tôi ngơ ngác: "Giống thật anh nhỉ?". Hai anh em cười lớn. "Đấy là chú mới chỉ xem qua thôi. Chú phải làm thử một cái đi sẽ thấy. Không đơn giản đâu..."
Nghề chơi cũng lắm công phu
Bắt đầu từ đó, câu chuyện về sản xuất một chiếc mô hình, mà theo đúng nghĩa của người chơi mô hình chuyên nghiệp là.. như thật ! bắt đầu được anh Minh kể một cách say sưa.
Giá một chiếc mô hình nếu chỉ tính nguyên liệu là những bộ phận được đúc sẵn và đóng gói trong hộp, rồi tiền sơn tất tần tật tùy vào kích cỡ rơi vào khoảng từ 300 ngàn cho tới 4 triệu là trung bình.
Một hộp phôi mua sẵn bằng nhựa của một chiếc mô hình tỷ lệ 1/32.
Nhưng oái oăm thay, cái thú chơi này nếu nói về tiền thì thực sự không tốn mà cái tốn kém nằm ở công lắp, thời gian và sự tỉ mỉ của người chơi. "Chơi món này không vội được đâu chú ạ, phải thực sự là rất kiên nhẫn và tỉ mỉ, đúng như câu nói tưởng là đùa: Giục tốc bất đạt. Với món này chuẩn 100%".
Chính vì thế, để theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật mô hình trưng bày, nhiều người chơi đã phải cày cục thức trắng liên tục đêm này nối đêm khác để có đủ thời gian dành cho món đồ yêu quý.
Riêng với dàn vũ khí lắp dưới một chiếc mô hình loại lớn, để lắp ghép sau đó phun sơn, dán decal mất ít nhất 2 tháng dể hoàn thiện.
"Việc đầu tiên người chơi đương nhiên phải tìm cho mình loại mô hình mà mình ưng ý. Mà để ưng ý đương nhiên phải đọc qua nhiều tài loại về vũ khí quân sự, xe cộ, vũ khí... Nói chung là thích cái gì thì tìm hiểu cái đó" - anh Minh nói.
Tìm được "tình yêu" rồi thì đi kiếm khuôn. Khuôn thường là được bán sẵn nguyên cả hộp theo từng kích cỡ. Nhỏ là từ 1/72 đến lớn 1/32 là kích cỡ thường được chơi nhiều. Càng lớn thì chi tiết càng nhiều nên công đoạn lắp và trang tí cùng từ đó mà nhân lên.
Khuôn tùy vào từng nguồn, nếu là hàng hiếm phải đặt từ nhiều nơi đương nhiên là từ nước ngoài nếu trong nước không có. Ship về Việt Nam, khuôn đẹp, nguyên hộp nguyên thùng, đầy đủ phụ kiện là sung sướng rồi. Coi như thành công 10%!
Có được khuôn các chi tiết hoàn chỉnh... thành công 10%!
Công đoạn tiếp theo là lắp ghép các bộ phận. "Nếu chơi ngông, chỉ cần nhìn sách hướng dẫn và lắp nguyên một ngày là ghép xong một chiếc mô hình. Xong rồi đem ra sọt rác vứt vào đó" - anh Minh nói vui.
Công đoạn ghép không đơn giản. Ghép sao cho đẹp. Các bộ phận bằng nhựa có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn chi tiết một mô hình. Đã là bằng nhựa, khi gỡ ra khỏi mảnh phôi để ghép lại với nhau sẽ tạo độ vênh và đương nhiên khi hoàn thiện các chi tiết sẽ không khít.
Để các mảnh ghép khít với nhau tạo thành những rãnh trông sao cho "nuột nà" cũng là cả một vấn đề
"Không có dụng cụ, cắt ra nham nhở, lúc lôi ra gọt vỡi giũa còn mất thời gian và thậm chí là máy bay vẫn bị thủng lỗ đấy chú ạ" - Anh Minh cười khoái chí khi vừa cầm chiếc kìm vừa cắt từ tốn từng bộ phận ra khỏi khuôn phôi.
Dụng cụ thường phải sử dụng của dân chơi mô hình
Cắt các bộ phận từ phôi không khéo sẽ bị ăn vào chi tiết có giũa hay chế lại cũng bị "sẹo"
Cắt gọt, giũa khéo đôi khi vẫn chưa đủ. Để thực sự hai miếng ghép ăn khít vào với nhau trông như thật, người chơi kì công con dùng một loại bả ma tít đặc biệt dành riêng cho mô hình trát vào rãnh giữa. Lúc này sự khéo léo mới thực sự đòi hỏi tay nghề của từng người. Bởi chỉ cần lắp vênh một chút thôi là các bộ phận khác cũng từ đó sẽ vênh theo.
Sở dĩ phải kì công như vậy bởi mỗi một chi tiết mô hình chỉ có một, nếu làm hỏng coi như vứt luôn cả mô hình nếu không tính chuyện phải lại lặn lội đi mua cả một chiếc phôi mới. Và quan trọng chính vì phải tỉ mỉ như thế khi ghép, nên tuy cùng một loại mô hình cả trăm người chơi khi ghép xong sẽ chả ông nào giống ông nào.
Cắt, mài, giũa, trát bả, ghép nối hàng trăm bộ phận từng chút một thôi nghe qua nhìn bộ sưu tập "nhỏ bé" của anh mới hiểu vì sao sau 8 năm bộ sưu tập của anh chỉ dừng lại có vậy.
Tuy nhiên để cho ra lò một mô hình thực thụ đấy mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Công đoạn sơn, trang trí, dán đề can và chế từng bộ phận, mỗi công đoạn khiến nhiều người chơi mô hình mà theo lời anh Minh: "Nhiều ông làm hỏng phát khóc mấy ngày rồi bỏ cuộc" bởi một nguyên tắc nghiệt ngã: "Sơn hỏng là vứt!".
Lắp hoàn chỉnh một chiếc đã không đơn giản, công đoạn sơn trang trí rồi "chế" theo ý thích khiến không ít người phải bỏ cả mô hình với bao công sức thời gian vì một chút lỡ tay.
Nguyễn Hoàng
Kì 2: "Trang điểm" máy bay: Nghệ thuật đi liền với trả giá!