Theo phản ánh của nhiều bậc phụ huynh, trong cuốn truyện tranh của NXB Kim Đồng
dành cho lứa tuổi thiếu nhi có xuất hiện nhiều từ ngữ thông tục, không phù hợp
với trẻ em.
Hiện tại, bộ truyện tranh "Tý quậy" của NXB Kim Đồng (được trao giải sách hay
của Hội Xuất bản VN) đang được rất nhiều em nhỏ tìm đọc. Tuy nhiên, khi cầm tới
quyển truyện của các bé, nhiều phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng trước những ngôn
từ thiếu chuẩn mực dành cho trẻ em.
Nhiều bậc phụ huynh giật mình khi thấy ngôn ngữ truyện tranh cho thiếu nhi có
những từ ngữ như "bỏ mẹ rồi, mẹ kiếp".
Chị T.L ( Đội Cấn, Ba Đình) bức xúc phản ánh: Thấy con gái học lớp 3 về đòi mẹ
mua cho truyện Tý Quậy nên chị cũng cất công tìm kiếm tại các hiệu sách. Chị L.
càng yên tâm khi đây là cuốn truyện do NXB Kim Đồng xuất bản. Tuy nhiên, sau một
thời gian cô bé con chị thỉnh thoảng lại gọi bố mẹ là "ông già, bà già" một cách
rất tự nhiên. Chị L. đã nghiêm khắc hỏi chuyện con thì mới vỡ lẽ “anh Tý Quậy
cũng xưng hô như vậy”. Giật mình giở sách ra đọc chị còn thấy nhiều từ ngữ không
phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Trên diễn đàn webtretho.com, một phụ huynh cũng bất ngờ khi đọc truyện Tí Quậy. “Nhưng ngay từ trang đầu tiên là cảnh mấy bạn nhỏ đi học với nhau và xưng hô "mày-tao". Đọc tiếp sang trang thứ 2 thì giật cả mình thấy 1 bạn thản nhiên gọi thầy giáo là "ông ấy". Nhưng vẫn lật đật đầy hy vọng, em giở tiếp mấy trang sau thì không thấy có đoạn nhắc là không nên xưng hô như thế, không được gọi thầy như thế, mà câu truyện vẫn cứ tiếp tục... Em shock quá chẳng đọc nổi nữa, tự nhiên lên cơn bực cả mình gắt gỏng bà chị sao lại mua truyện này cho trẻ con đọc, bà í cũng giật mình bảo đây là truyện tranh giáo dục, của NXB Kim Đồng hẳn hoi mà”.
Một số phụ huynh cũng phàn nàn khi con cái trong gia đình cũng bắt đầu học theo các từ ngữ “chợ búa” trong truyện như "con ôn con", "ông oánh chết giờ"…
Trên diễn đàn webtretho.com, một phụ huynh cũng bất ngờ khi đọc truyện Tí Quậy. “Nhưng ngay từ trang đầu tiên là cảnh mấy bạn nhỏ đi học với nhau và xưng hô "mày-tao". Đọc tiếp sang trang thứ 2 thì giật cả mình thấy 1 bạn thản nhiên gọi thầy giáo là "ông ấy". Nhưng vẫn lật đật đầy hy vọng, em giở tiếp mấy trang sau thì không thấy có đoạn nhắc là không nên xưng hô như thế, không được gọi thầy như thế, mà câu truyện vẫn cứ tiếp tục... Em shock quá chẳng đọc nổi nữa, tự nhiên lên cơn bực cả mình gắt gỏng bà chị sao lại mua truyện này cho trẻ con đọc, bà í cũng giật mình bảo đây là truyện tranh giáo dục, của NXB Kim Đồng hẳn hoi mà”.
Một số phụ huynh cũng phàn nàn khi con cái trong gia đình cũng bắt đầu học theo các từ ngữ “chợ búa” trong truyện như "con ôn con", "ông oánh chết giờ"…
Học sinh tiểu học trong truyện thường xuyên gọi thầy giáo bằng "ông ấy".
Một bậc phụ huynh không dấu nổi bức xúc khi nghĩ rằng đây là bộ truyện tranh được NXB Kim Đồng – một nhà xuất bản rất uy tín nên không chú ý đến từng câu chữ trong truyện. Phụ huynh này thực sự sốc khi thấy những nội dung không phù hợp lại xuất hiện trên các trang truyện thiếu nhi một cách tràn lan. Gia đình từ đó đã không còn mua truyện “Tý Quậy” để cho con trai ở nhà đọc.
Bạn đọc Anh Trường tỏ ra băn khoăn: “Không biết tác giả và các biên tập viên truyện tranh Tý Quậy nghĩ gì, nhưng đối với tôi những từ ngữ như “bỏ mẹ, mẹ kiếp...” (trang 122, tập 5 - Tý Quậy, tác giả có vẽ ngôi trường đề bảng tiểu học của nhân vật Tý) là không thể chấp nhận trong một truyện tranh dành cho thiếu nhi do một nhà xuất bản thiếu nhi phát hành. Sao không dùng những câu như “Tiêu mình rồi, thôi xong rồi,…”?
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng kết cục của những trò dối trá, lừa bịp của Tý Quậy và bạn đều bị bố mẹ, thầy - cô giáo phát hiện và xử phạt, nhưng với cách miêu tả quá cụ thể ngôn từ xưng hô, quá chi tiết các trò lừa dối đã vô tình khiến cho những em nhỏ chưa đủ nhận thức phân biệt đúng - sai hồn nhiên bắt chước và áp dụng.
Theo VTC