- Hơn 140 Ấn quý của triều Nguyễn lần đầu cùng ra mắt công chúng Hà Nội. Qua triển lãm này, người xem có thể hình dung một cách cơ bản cách quản lý hành chính trong cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ 1802 đến 1945.
140 hình Ấn của triều các triều Nguyễn được chia thành 3 phần trưng bày: Kim bảo của Hoàng đế và các Hoàng thân, Ấn của các cơ quan trung ương và quân đội, Ấn của các chính quyền địa phương.
Đến với triển lãm, người xem được tận mắt nhìn thấy những dấu Ấn với những nét chữ chuẩn mực được khắc với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoài ra còn có hơn 90 châu bản triều Nguyễn thuộc dạng Tấu, Sớ, Chiếu dụ mà ở đó có bút tích cùng dấu son đỏ của Vua cũng lần đầu tiên được triển lãm.
Những nét chữ cùng cách trình bày chặt chẽ trong các tài liệu tại triển lãm sẽ là thông tin hữu ích cho những ai nghiên cứu và quan tâm tới lĩnh vực Hán Nôm học, Sử liệu học, nghệ thuật chạm khắc, Thư pháp...
Triển lãm mở cửa  từ 12/10 và sẽ kéo dài đến hết 31/10 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội. 
 Dưới đây là một vài hình ảnh trưng bày tại cuộc triển lãm
Các dấu ấn Kim bảo của Hoàng đế và các Hoàng thân
Dấu ấn trái: "Ngự tiền chi bảo", Dấu ấn phải: "Ngự tiền chi bảo". Dấu hình bầu dục có từ triều Gia Long, dấu hình bát giác được khắc sau khi vua Hàm Nghi làm thất lạc. Vị trí đóng đè lên chữ "Khâm thử" trong lời dụ chi phê phụng trong bản Sớ, Tấu hoặc đóng lên niên hiệu ghi ở phần đầu của bản Dụ.
Hình ảnh ấn "Ngự tiền chi bảo"
Dấu ấn "Quốc gia tín bảo". Ấn được khắc theo lối triện thêm nét chữ ngắn, dễ đọc. Dấu dùng đóng trên các loại chiếu, chỉ, dụ và văn kiện triệu tập tướng lĩnh, phát động binh sĩ...
Hình ảnh ấn "Quốc gia tín bảo"
Hai dấu ấn "Văn Lý mật sát". Bên trái thuộc triều Duy Tân, bên phải thuộc về triều Minh Mệnh. Đây là ấn được coi là một kiếm bào dùng để đóng ở những chữ quan trọng, sửa chữa và giáp trang của các bản Dụ, Chỉ, Chương Sớ, số sách thuộc về thường sự.
Hình ảnh ấn "Văn Lý mật sát" thuộc triều Duy Tân.
Hình ảnh ấn "Văn Lý mật sát" thuộc triều Minh Mệnh.

Ấn của các cơ quan trung ương và quân đội

 Binh, Công, Lại, Lễ, Hình, Hộ hành ấn. 6 ấn này là "hành ấn" của 6 bộ được Vua Minh Mệnh cho đúc năm 1827 để viên đường quan theo bộ giá tuần hành mang đi dùng khi gặp việc quan trọng. 
Hai dấu ấn "Văn Lý mật sát". Bên trái thuộc triều Duy Tân, bên phải thuộc về triều Minh Mệnh. Đây là ấn được coi là một kiếm bào dùng để đóng ở những chữ quan trọng, sửa chữa và giáp trang của các bản Dụ, Chỉ, Chương Sớ, số sách thuộc về thường sự.
 
Dấu ấn "Thú tín thiên hạ văn vũ quyền hành".
Dấu ấn "Trường Khánh công ấn"
Hình ảnh ấn "Thú tín thiên hạ văn vũ quyền hành".
Dấu ấn "Thanh Hải Kiềm ký". Đây là loại ấn dùng cho quan chỉ huy các cửa thành, cửa biển, cửa khẩu.

Dấu ấn của chính quyền địa phương

Dấu ấn "Quảng Bình doanh chỉ chương". Đây là ấn dấu của quan đứng đầu doanh Quảng Bình, tồn tại đời Gia Long đến Minh Mệnh thứ 14 (1802-1832).
Dấu ấn "Ninh Bình đạo ấn" là ấn đạo Ninh Bình khi vua Minh Mệnh đổi tên đơn vị hành chính.

Đặc biệt tại phần trưng bày và các dấu ấn của cơ quan địa phương, có sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ, chữ pháp bên cạnh phần chữ Hán truyền thống. Đây thể hiện sự chuyển biến về lịch sự trong giai đoạn bấy giờ. 

Dấu ấn "Tân Hòa huyện ấn".
Dấu ấn "Tống Tân Hương" .
Dấu ấn "Hoàng Quế ký". "Ký" là loại ấn nhỏ dùng cho các Lại, những quan có phẩm hàm thấp nhất hoặc người chưa có phẩm hàm. Dấu này có màu đen.

Hoàng Nguyên