- Một trong những phát biểu nổi tiếng nhất của mình, Mahler đã nói rằng: “Giao hưởng cần phải như thế giới này. Nó phải ôm vào lòng mình tất cả!”.
Vẫn tiếp tục nằm trong chuỗi các chương trình hòa nhạc kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc Gustav Mahler , bản giao hưởng số 9 - một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của ông sẽ được trình diễn.
Bản Giao hưởng số 9 giọng Rê trưởng là bản giao hưởng cuối cùng của Mahler, được ông viết trong vòng 1 năm từ năm 1909 - đến 1910. Tác phẩm có độ dài khoảng 75 - 85 phút với 4 chương. Có thể thấc âm nhạctrong bản giao hưởng này có sự phối hợp chặt chẽ của các nhạc cụ của dàn nhạc - và tổng thể của nó là một sự tiến bộ rõ rệt.
Gustav Mahler sinh ngày 7 tháng 6 năm 1860, mất ngày 18 tháng 5 năm 1911 - là một người Bohemieng - Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Không chỉ được biết đến như một nhà soạn nhạc quan trọng nhất trong thời kì hậu lãng mạn với các tác phẩm thuộc hai thể loại: ca khúc và giao hưởng, Mahler còn là một nhà chỉ huy dàn nhạc và các tác phẩm opera.
Phần đầu của bản giao hưởng số 9 - Gustav Mahler
Buổi hòa nhạc số 46 “Cuộc đời Mahler” kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông diễn ra vào ngày 18&19/11 tại Nhà hát lớn Hà Nội sẽ do nhạc trường Tetsuji Honna chỉ huy và Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam biểu diễn. Trước đó, vào tháng 2/2011 Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam đã từng biểu diễn 2 tác phẩm khác của ông là Bản giao hưởng số 1 - “Titan” (tác phẩm công diễn lần đầu tiên tại Việt Nam) và liên ca khúc “Bài hát của kẻ lang thang”.
Vẫn tiếp tục nằm trong chuỗi các chương trình hòa nhạc kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc Gustav Mahler , bản giao hưởng số 9 - một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của ông sẽ được trình diễn.
Bản Giao hưởng số 9 giọng Rê trưởng là bản giao hưởng cuối cùng của Mahler, được ông viết trong vòng 1 năm từ năm 1909 - đến 1910. Tác phẩm có độ dài khoảng 75 - 85 phút với 4 chương. Có thể thấc âm nhạctrong bản giao hưởng này có sự phối hợp chặt chẽ của các nhạc cụ của dàn nhạc - và tổng thể của nó là một sự tiến bộ rõ rệt.
Gustav Mahler sinh ngày 7 tháng 6 năm 1860, mất ngày 18 tháng 5 năm 1911 - là một người Bohemieng - Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Không chỉ được biết đến như một nhà soạn nhạc quan trọng nhất trong thời kì hậu lãng mạn với các tác phẩm thuộc hai thể loại: ca khúc và giao hưởng, Mahler còn là một nhà chỉ huy dàn nhạc và các tác phẩm opera.
Phần đầu của bản giao hưởng số 9 - Gustav Mahler
Buổi hòa nhạc số 46 “Cuộc đời Mahler” kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông diễn ra vào ngày 18&19/11 tại Nhà hát lớn Hà Nội sẽ do nhạc trường Tetsuji Honna chỉ huy và Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam biểu diễn. Trước đó, vào tháng 2/2011 Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam đã từng biểu diễn 2 tác phẩm khác của ông là Bản giao hưởng số 1 - “Titan” (tác phẩm công diễn lần đầu tiên tại Việt Nam) và liên ca khúc “Bài hát của kẻ lang thang”.
- Vân Sam