Theo thông tin nhận được, Hồ sơ Hát Xoan Việt Nam là hồ sơ duy nhất nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của Ban thẩm định. Được đánh giá là hồ sơ làm tốt nhất trên tổng số 33 hồ sơ khẩn cấp được đệ trình lên Hội nghị Ủy ban nên hồ sơ Hát Xoan đã thuyết phục được Ban thẩm định.
Tại kì họp lần này, UNESCO đã công nhận 10 trong số 23 đề cử của 9 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Iran, Trung Quốc, Brazil, Mali, Mauritus, Mông Cổ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Trong năm 2009, chính phủ đã đồng ý lập hồ sơ cho Hát Xoan để đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Vào năm 2010, hồ sơ đã được gửi đi chính thức. Năm 2011, với sự cố gắng của tỉnh Phú Thọ, một hội thảo cấp quốc tế đã được tổ chức qua đó truyền thuyết dân gian và nét văn hóa đặc sắc của loại hình nghệ thuật Hát Xoan đã được nghiên cứu và đưa ra bàn luận một cách công khai và khoa học.
Hát Xoan là lối hát thờ thần, thành hoàng, thuộc dân ca nghi lễ, phong tục gắn với hội mùa của người dân ở Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Tương truyền, nghệ thuật Hát Xoan có từ thời các vua Hùng, các làng xoan cổ đều nằm ở trung tâm của nước văn lang xưa kia nên ở đó bảo lưu được rất nhiều loại hình âm nhạc, giọng hát có tính văn hóa cổ, thể hiện khả năng hưởng thụ có tính chọn lọc cao của người Việt.
Hoàng Nguyên (Ảnh: Internet)Hát Xoan là lối hát thờ thần, thành hoàng, thuộc dân ca nghi lễ, phong tục gắn với hội mùa của người dân ở Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Tương truyền, nghệ thuật Hát Xoan có từ thời các vua Hùng, các làng xoan cổ đều nằm ở trung tâm của nước văn lang xưa kia nên ở đó bảo lưu được rất nhiều loại hình âm nhạc, giọng hát có tính văn hóa cổ, thể hiện khả năng hưởng thụ có tính chọn lọc cao của người Việt.