Phải đến mùa thứ 3, Britain’s
Got Talent mới phát hiện ra hiện tượng Susan Boyle, vì vậy Tìm kiếm tài năng -
Vietnam’s Got Talent sẽ là một hành trình dài, nuôi dưỡng những giấc mơ và tiếp
thêm ngọn lửa cho những tài năng có thể tỏa sáng.
Tài năng đi lên từ những “sân khấu nhỏ”
Britain’s Got Talent 2009 luôn được nhắc đến như show truyền hình thành công
nhất trong các phiên bản Got Talent trên thế giới khi Susan Boyle, người phụ nữ
từ làng quê nhỏ của Scotland bỗng chốc được hàng triệu khán giả yêu mến ngay lần
đầu tiên xuất hiện.
Sức cuốn hút của hiện tượng Susan Boyle được tạo nên từ nhiều yếu tố, nhưng
không phải ai cũng thấy rằng: chính sự mộc mạc của sân khấu Got Talent đã khiến
hình ảnh của cô trở nên thiện cảm trong lòng khán giả, và thử đặt câu hỏi: nếu
Susan Boyle xinh tươi lộng lẫy trên một sân khấu rộng lớn và hoành tráng trong
lần đầu tiên, liệu cô có làm nên chuyện?
Format chương trình Got Talent trên thế giới hấp dẫn ở yếu tố “thay đổi”, nó
luôn khiến khán giả mong đợi khi đón xem những số tiếp theo, vì vậy những hình
ảnh đầu tiên của chương trình thường hướng đến sự chân thật và mộc mạc nhất để
thí sinh bộc lộ hết tài năng và khán giả được lắng nghe, thấu hiểu những câu
chuyện về giấc mơ nghệ thuật của họ.
Cũng tại Britain’s Got Talent 2009, Susan Boyle đã hoàn toàn lột xác thành thiên
nga nước Anh trong đêm chung kết với một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, trên một sân
khấu vô cùng hoành tráng, nhưng đó là chuyện của vòng chung kết, khi tài năng và
khát khao lớn cùng chặng đường đi từ vòng loại vào các vòng trong đã đủ để giúp
cô thực sự vững vàng trên một sân khấu rộng lớn.
Ở những quốc gia láng giềng như Philippine hay Thái Lan khi tổ chức vòng
audition của Got Talent, họ vẫn ưu ái dành sự gần gũi và thân thiện đáng kể giữa
thí sinh và khán giả khi xây dựng những sân khấu đơn giản nhất để rồi qua từng
vòng thi, sự “nâng cấp” sân khấu cùng sự tiến bộ của thí sinh đã làm nên những
chương trình theo mạch biến chuyển cảm xúc khán giả vô cùng hợp lý.
Susan Boyle giản dị trên sân khấu vòng sơ loại
Bước lên sân khấu một cách rụt rè và khi được hỏi về một điểm đặc biệt ở bản
thân, bà nội trợ 42 tuổi này đã nói: "Tôi rất hay xấu hổ nhưng hôm nay, tôi đã
cố gắng tiết chế nó đi khi tới đây". Và cũng chính khoảnh khắc ấy, giọng hát của
Cindy Chang đã được rất đông khán giả đứng dậy vỗ tay trước sự thán phục của ba
vị giám khảo Piers Morgan, Sharon Osbourne và Howie Mandel.
Cũng như Cindy Chang, nhiều thí sinh đến tham dự Vietnam’s Got Talent xuất thân
từ những địa vị khác nhau trong xã hội, ở mọi độ tuổi, có người thật sự tài
năng, có người chỉ đến vì niềm đam mê, chính sự nhiệt tình đã tạo nên những màn
trình diễn đến độ “vô tư” và “hài hước” rất dễ thương, thậm chí có những người
hát hay nhưng chưa đủ bản lĩnh sân khấu còn khá bỡ ngỡ trong lần đầu xuất hiện …
Tuy nhiên, họ có thứ quý giá nhất chính là đam mê và sự tự tin, dẫu biết rằng
đường đến vinh quang là một hành trình dài đang dần hoàn thiện từ bước đi sơ
khai nhất, với những khao khát “mãnh liệt” nhất.
Hành trình dài tìm kiếm tài năng
Sân khấu vòng loại của Vietnam’s
Got Talent cũng giống như một xã hội thu nhỏ trên truyền hình khi ở đấy, tất cả
những câu chuyện vui buồn từ em bé nhỏ tuổi nhất đến cụ già tóc đã phơi sương,
từ anh công an đến bác nông dân, từ cô bạn trẻ thành thị đến chàng thanh niên
miền núi phong sương… được gửi gắm bằng những hình ảnh chân phương nhất.
Xem để thấy chúng ta có quyền tự hào về người Việt Nam đa tài, chúng ta có thể
ngẩng cao đầu với những giải thưởng quốc tế mà người Việt được vinh danh trên
đấu trường thế giới, và chúng ta cũng đang chung tay cùng xã hội tìm kiếm ra
những người tài để mỗi ngày trôi qua, từng góc phố, con đường hay công viên… lại
có thêm những giọng ca, ảo thuật gia hay nhóm nhảy đường phố… luôn khao khát
mang niềm vui đến cuộc sống.
Những nông dân làng Then - Bắc Giang trình diễn violin trên sân khấu
-
Tú Uyên