- Cùng với bùng nổ của phim chiếu rạp ở cả lĩnh vực phim nhập ngoại và phim sản xuất trong nước với những kỷ lục về doanh thu phòng vé liên tục được xác lập, các cụm rạp chiếu phim cũng mọc lên như nấm để tranh thủ hốt bạc.
"Titanic 3D" ra rạp vào cuối tháng 4
Điện ảnh Việt bao giờ thôi cảnh "đốt diêm"?
Đua nhau xây rạp sang
Các rạp chiếu mới ngày càng được làm quy chuẩn hơn. |
Nếu như 6 năm trước, Hà Nội chưa có cụm rạp chiếu phim hiện đại nào mà chỉ có vài ba rạp chiếu phim xập xệ thì nay, số cụm rạp chiếu phim hiện đại đã lên đến con số 5. Thời điểm cuối tháng 4/2006, cụm rạp MegaStar đầu tiên tại VN khai trương tại HN với 8 phòng chiếu. Sự xuất hiện của cụm rạp hiện đại này với đối tác chính là các nhà đầu tư từ Mỹ đã thực sự làm thay đổi diện mạo thị trường rạp chiếu Việt Nam mà trước đó khán giả mới chỉ quen đến việc xem phim ở những rạp chỉ có 1-2 phòng chiếu với cơ sở vật chất cũng như cung cách phục vụ vẫn còn theo lối mậu dịch đã tồn tại từ nhiều năm trước đó.
Với lợi thế cả về kinh doanh rạp
chiếu và nhập khẩu phim, MegaStar đã kéo được phần lớn khán giả có tiền và có
nhu cầu giải trí cao cấp đến rạp dù giá vé của cụm rạp này luôn ở mức cao và
tăng lên hàng năm. Sự xuất hiện của MegaStar khi đó đã thực sự đặt các rạp chiếu
còn lại ở Hà Nội vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật khán giả.
Trên thực tế nhiều rạp chiếu đã buộc phải đóng cửa hoặc buộc phải đầu tư một
khoản tiền lớn để nâng cấp để duy trì lượng khán giả quen thuộc, thích đến rạp
xem phim nhưng lại chỉ có khả năng mua vé giá rẻ.
Đua nhau thiết kế rạp chiếu sao cho thật bắt mắt. |
Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường HN với các rạp chiếu phim cao cấp rất cao trong khi nguồn cung lại hạn chế. Sự bùng nổ của thị trường phim chiếu rạp với lượng phim nhập ngoại không giới hạn liên tục được chiếu sớm trong nước, cộng với lượng phim nội ra rạp ngày càng nhiều đã trở thành liều thuốc kích thích mạnh đối với lĩnh vực kinh doanh rạp chiếu. Khoảng cách giữa thời gian ra mắt các cụm rạp mới hiện đại ngày càng được rút ngắn lại. Nếu như dịp Tết 2011, mới chỉ có thêm 1 cụm rạp hiện đại gia nhập thị trường Hà Nội là Platinum như đối thủ cạnh tranh chính của MegaStar thì đến Tết 2012 đã có tới hai cụm rạp mới ra mắt.
Nội thất bên trong các phòng chiếu rất được chú trọng. |
Cạnh tranh trực tiếp bằng giá vé
Được đưa vào khai thác cùng thời điểm với MegaStar Pico Mall là cụm rạp LotteCinema Landmark Hà Nội. Ngay khi đi vào hoạt động, LotteCinema đã được nhiều người ngợi khen hết lời bởi tính tiện lợi, chất lượng ngang ngửa với các rạp nước ngoài nhưng giá vé lại mềm hơn rất nhiều các cụm rạp khác ở Hà Nội, đặc biệt chỉ bằng 1/2 so với giá vé ở MegaStar. LotteCinema Landmark Hà Nội nằm trong hệ thống rạp chiếu phim LotteCinema của Lotte, tập đoàn lớn thứ 5 tại Hàn Quốc và Việt Nam là một trong những thị trường mục tiêu ở nước ngoài của tập đoàn này trong lĩnh vực kinh doanh rạp chiếu.
Năm 2008, Lotte đã đưa cụm rạp đầu tiên vào hoạt động tại TP.HCM và sau cụm rạp đầu tiên tại HN ở Keangnam, một cụm rạp nữa ở Hà Nội cũng sắp được đưa vào khai thác. Điều này chứng tỏ thị trường rạp chiếu cao cấp tại Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ của các đại gia trong lĩnh vực này ở nước ngoài. Sự xuất hiện của LotteCinema Landmark ở khu Mỹ Đình thực sự đã đặt cụm rạp Platinum ở gần đó vào cuộc cạnh tranh mới. Với giá vé thấp, chỉ bằng 70% so với giá vé của Platinum, Lotte đang tỏ ra là đối thủ nguy hiểm của Platinum, cụm rạp mới chỉ hoạt động được 1 năm.
Các rạp chiếu cao cấp cạnh tranh nhau bằng chất lượng và giá cả. |
Ở vị trí khá gần nhau, với lượng
phòng chiếu và ghế ngồi ngang ngửa (trên 800 ghế), Platinum và Lotte đang là hai
đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại cùng một khu vực được cho là tập trung đông lớp
khán giả có tiền. LotteCinema Landmark đang tỏ ra thắng thế trong việc thu hút
khán giả đến xem phim 3D. Cụm rạp này đang sở hữu phòng chiếu phim 3D lớn nhất
Việt Nam hiện nay (301 ghế) với công nghệ 3D RealD và hệ thống âm thanh 4 chiều
nhưng lại chỉ bán vé thấp hơn hẳn MegaStar và Platinum. Thậm chí giá vé xem phim
3D của LotteCinema thậm chí còn thấp hơn cả giá vé ở TTCPQG dù chất lượng rạp
chiếu cao hơn nhiều. Do vậy, có thể nói cạnh tranh bằng giá vé đang là lợi thế
của cụm rạp này.
Khán giả ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. |
Như vậy là chỉ trong một thời
gian ngắn, với sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài, liên tiếp các cụm rạp
cao cấp được đầu tư lên đến cả triệu đô đã lần lượt đi vào hoạt động. Khán giả
dĩ nhiên có nhiều sự lựa chọn hơn, được hưởng những dịch vụ tốt hơn nhưng các
rạp chiếu lại phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành giật khách. Và
khi khán giả đã có nhiều sự lựa chọn hơn thì rạp nào chất lượng cao, dịch vụ tốt
và giá vé rẻ sẽ thắng thế.
Kinh doanh rạp chiếu đang trở thành lĩnh vực kinh doanh béo bở ở VN. |