- Phải chăng khi đời sống
vật chất đã tạm ổn thì con người lại mong muốn tìm về với đời sống tinh
thần đích thực là trở lại với thơ...?
Việt Nam vốn là đất nước yêu thơ ca, nơi mà mỗi người dân đều có thể xuất khẩu thành thơ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, khi cả đất nước tập trung vào phát triển kinh tế, nhà nhà lo làm giàu thì thơ ca có vẻ bị lãng quên… Những nhà thơ muốn in thơ phải tự bỏ tiền, thơ bày bán mà có rất ít người mua, làm thơ bị coi là “rỗi việc”. Nhưng điều này dường như đang thay đổi.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (trái), nhà báo Đỗ Ngân Phương (giữa) và nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp tại cuộc tọa đàm. |
Một cuộc thăm dò mới đây của VietNamNet cho thấy thơ vẫn bán khá chạy trên thị trường sách. Một liên hoan thơ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam với sự tham dự của 80 nhà thơ quốc tế. Và ngày thơ Việt Nam ngày càng đông đảo người tham dự. Phải chăng khi đời sống vật chất đã tạm ổn thì con người lại mong muốn tìm về với đời sống tinh thần đích thực và phải chăng xã hội hiện đại với quá nhiều áp lực đã khiến cho những người trẻ muốn tìm một kênh giải tỏa lòng mình qua thơ…?
Tất cả những câu hỏi và những vấn đề này sẽ được giải đáp qua cuộc tọa đàm về Thơ do VietNamNet tổ chức 14h30 chiều nay (9.2) với sự tham gia của 3 khách mời là: Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Viện trưởng Viên văn học Việt Nam, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp và Nhà thơ Phan Hoàng.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Khi chúng ta nói về thơ ca quay lại với đời sống thì trong đó chúng ta phải hiểu rằng, văn hóa đang quay lại với đời sống và chiếm một vị trí quan trọng hơn. Việc đưa văn hóa trở lại với đời sống một cách đầy đủ nhất cả chiều sâu chiều rộng thì đó là một chiến lược của mọi quốc gia trong mọi thời đại. Trong văn hóa có thi ca, có âm nhạc có hội họa và những vấn đề khác. Xét thấy những năm gần đây các họat động thi ca đang tăng cường lên, cuộc thi thơ, các câu lạc bộ thành lập, báo chí các chương trình đang dành cho thơ ca nhiều. Nói như vậy không phải chúng ta quay lại hay phục sinh lại một thể loại văn học mà thi ca trong đó là một trong những nền văn hóa lớn và chiến lược của quốc gia dựng lại một thể chế chính trị thì người ta phải phục dựng lại văn hóa. Nếu không thì thế giới sẽ rất khó khăn, những vấn đề về kinh tế và những chính sách khác thì văn hóa vẫn là nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt mọi họat động xã hội kể cả chính trị. Cho nên việc quay trở lại thơ ca ngoài những hoạt động thi ca đã nhìn thấy, chúng ta đang tăng cường, bàn luận, cảnh báo nhiều hơn những vấn đề văn hóa đương đại, những vấn đề bảo vệ văn hóa gốc cùng với văn hóa đương đại. Có thể thấy rằng, văn hóa đang được trở lại như một sứ mệnh, như một điều tối thượng cần thiết cho đời sống của một dân tộc, cho sự phát triển khác của một dân tộc thì trong đó có thi ca. Sự kiện ngày thơ chúng ta đã làm năm nay là năm thứ 10 và năm nay được bạn đọc, những người yêu thi ca, những nhà phê bình, những nhà quản lý văn học nghệ thuật...cho rằng chúng ta đã đạt đến ngưỡng, một lễ hội hiện đại nhưng chứa trong đó nhiều yếu tố truyền thống. Những vẻ đẹp và cả sự thiêng liêng.
Nhà thơ Phan Hoàng: Tôi là một người làm thơ đến từ TP.HCM. Về mặt lý thuyết anh Thiều và anh Điệp đã nói rồi. Theo tôi, thơ ca không bao giờ mất đi nhưng chúng ta làm thế nào lại là điều đáng nói. Thơ ca luôn là điểm tựa cho mọi người. Khi đời sống khá lên một chút thì thơ ca càng cần thiết. Tôi quê gốc Phú Yên, nơi từng tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu đầu tiên đầu tiên. Người dân ở đây dù trong khó khăn, trong bão táp thì thi ca cũng làm cho họ nguôi ngoai.
Tôi luôn nhìn thơ ở hai góc độ, một là cái nền hai là cái đỉnh. Chúng ta có nền thơ ca rộng từ thủ đô đến thị xã. Như năm nay, ngày thơ phổ biến chứng tỏ nó đi vào đời sống sâu rộng. Nhưng khi thơ ca đi sâu vào đời sống hình thành bộ phận nhỏ hình thành một số người hư danh muốn trở thành một nhà thơ.
Để trở thành một nhà thơ đích thực phải có một quá trình. Về mặt xuất bản, tôi nhìn nhận hai trung tâm lớn như Hà Nội, TP.HCM không phải nhà xuất bản nào cũng đứng ra để xuất bản thơ. Như nhà xuất bản Kim Đồng nhưng tôi được biết đó là sự tài trợ.
Thơ là một hàng hóa cao cấp thì chúng ta có nhiều cách, nhiều kênh đưa thơ ca vào đời sống. Và cần nhiều mạnh thường quân để tài trợ cho thơ ca.
Nhà thơ Phan Hoàng |
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Thứ nhất, một nhà nghiên cứu nổi tiếng có nói mọi rằng, thứ có thể qua đi nhưng chỉ riêng văn hoá là còn lại. Như thế có nghĩa là, chúng ta đang chứng kiến giai đoạn mà sau khi chúng ta phát triển có phần nóng, có phần hơi lệch thậm chí những chủ nghĩa thực dụng đôi lúc làm cho văn hóa bị quên lãng. Những động thái gần đây cho thấy văn hoá càng ngày càng được tôn trong hơn. Người ta thấy răng sự chiến thắng và sự vượt lên tất cả nỗi đau khổ cũng như bất hạnh nó phải có yếu tố của văn hóa.
Thứ 2, sau liên hoan thơ Châu Á Thái BÌnh Dương ở Quảng ninh, tôi có gặp một nhà thơ Israel, 2 nhà thơ Ấn Độ và 3 nhà thơ Trung Quốc, qua trao đổi, họ rất vui khi ở Quảng Ninh, chính ngày thơ này làm cho họ hiểu hơn Việt Nam, ở cả vẻ đẹp của thiên nhiên lẫn vẻ đẹp của tâm hồn Nói như vậy để thấy rằng, thơ chạm tới sự sâu thẳm nhất trong tâm linh của mỗi con người bất kể một quốc gia nào. Thơ có thể xuyên tường, qua mọi rào cản để làm con người sống người hơn, sống nhân đạo hơn và tin yêu vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đó chính là sứ mệnh của thi ca. Và cũng chính vì thế mà một thể loại ra đời sớm nhất thì thơ sẽ tồn tại khi nào con người còn tồn tại, nó song hành cùng con người, nó cất lên tiếng nói sâu thẳm và linh thiêng của con người. Đã có lúc chúng ta hơi sao nhãng, nhưng ngày thơ mới đây là một minh chứng cho thấy Thơ vẫn hiện diện trong đời sống của chúng ta.
Thơ của các nhà thơ hiện nay bỏ tiền ra xuất bản hay được tài trợ, lượng bán ra như thế nào, có nhà xuất bản nào có lợi nhuận từ thơ không thưa các ông?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Không phải bất cứ tác giả nào mang tác phẩm tới nhà xuất bản đều được được in thơ và cũng có nhiều nhà xuất bản tự bỏ tiền ra in thơ cho tác giả, ví dụ như nhà xuất bản Kim Đồng. Họ chọn lựa nhà thơ tốt, in những cuốn sách rất đạt, những tập thơ rất hay cho thiếu nhi, cho trẻ em đọc tôi cho đó là cách làm rất bền bỉ. Bây giờ, một tập thơ có thể có ấn bản không bằng một tác giả cách đây 30 năm trước nhưng nếu số lượng tổng thể thơ trong toàn quốc mỗi năm thì có thể là gấp rất nhiều lần với cách đây 30 năm. Nghĩa là người đọc thơ ngày càng đọc nhiều hơn, câu lạc bộ thơ cũng rất mở rộng. Chúng ta phải phân chia thành hai loại. Một là các nhà thơ làm thơ để đẩy ngôn ngữ thi ca mỗi ngày một cao hơn, cái thứ 2 là phần nữa là đời sống của thi ca. Có thể làm thơ nhưng không xuất bản, đó là đời sống thi ca mà đời sống thi ca đôi khi rất quan trọng. Có những nhà thơ được giả Nobel rất quan trọng với họ, nhưng những nhà thơ ở vùng xa xôi, miền núi họ cần một nhà thơ ngay trên mảnh đất của họ thì đời sống này về thi ca chúng ta cần phải nhìn nhận nhiều góc cạnh. Có nhiều người nhận xét rằng nhiều người in thơ quá, nhiều câu lạc bộ thơ quá thì đó là điều đáng mừng, hạnh phúc vì trong khoẳng khắc làm thơ thì ít nhất trong khoảnh khắc đó thì tâm hồn họ luôn hướng về những điều tốt đẹp. Nhà thơ chỉ là người văn bản hóa những khoảnh khắc đẹp đẽ của thi ca đã đi qua. Việc xuất bản thơ ngày càng nhiều hơn, các ấn phẩm ngày càng đẹp hơn, đó là nỗ lực của nhà xuất bản cũng như các nhà thơ. Cũng có các nhà thơ phải bỏ tiền ra để xuất bản nhưng điều này không quan trọng, bán được thơ là rất tốt nhưng không phải là tất cả.
Thơ của các nhà thơ hiện nay bỏ tiền ra xuất bản hay được tài trợ, lượng bán ra như thế nào, có nhà xuất bản nào có lợi nhuận từ thơ không thưa các ông?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Không phải bất cứ tác giả nào mang tác phẩm tới nhà xuất bản đều được được in thơ và cũng có nhiều nhà xuất bản tự bỏ tiền ra in thơ cho tác giả, ví dụ như nhà xuất bản Kim Đồng. Họ chọn lựa nhà thơ tốt, in những cuốn sách rất đạt, những tập thơ rất hay cho thiếu nhi, cho trẻ em đọc tôi cho đó là cách làm rất bền bỉ. Bây giờ, một tập thơ có thể có ấn bản không bằng một tác giả cách đây 30 năm trước nhưng nếu số lượng tổng thể thơ trong toàn quốc mỗi năm thì có thể là gấp rất nhiều lần với cách đây 30 năm. Nghĩa là người đọc thơ ngày càng đọc nhiều hơn, câu lạc bộ thơ cũng rất mở rộng. Chúng ta phải phân chia thành hai loại. Một là các nhà thơ làm thơ để đẩy ngôn ngữ thi ca mỗi ngày một cao hơn, cái thứ 2 là phần nữa là đời sống của thi ca. Có thể làm thơ nhưng không xuất bản, đó là đời sống thi ca mà đời sống thi ca đôi khi rất quan trọng. Có những nhà thơ được giả Nobel rất quan trọng với họ, nhưng những nhà thơ ở vùng xa xôi, miền núi họ cần một nhà thơ ngay trên mảnh đất của họ thì đời sống này về thi ca chúng ta cần phải nhìn nhận nhiều góc cạnh. Có nhiều người nhận xét rằng nhiều người in thơ quá, nhiều câu lạc bộ thơ quá thì đó là điều đáng mừng, hạnh phúc vì trong khoẳng khắc làm thơ thì ít nhất trong khoảnh khắc đó thì tâm hồn họ luôn hướng về những điều tốt đẹp. Nhà thơ chỉ là người văn bản hóa những khoảnh khắc đẹp đẽ của thi ca đã đi qua. Việc xuất bản thơ ngày càng nhiều hơn, các ấn phẩm ngày càng đẹp hơn, đó là nỗ lực của nhà xuất bản cũng như các nhà thơ. Cũng có các nhà thơ phải bỏ tiền ra để xuất bản nhưng điều này không quan trọng, bán được thơ là rất tốt nhưng không phải là tất cả.
- Thời nay rất ít những tác phẩm được đông đảo độc giả đón nhận, thuộc lòng như của Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, hay Xuân Quỳnh . Điều này có thể lý giải là nguyên nhân do đâu?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Nếu xét thì không phải những nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên hay Xuân Quỳnh thơ của họ đều hay hơn tất cả những bài thơ của các nhà thơ sau này. Các nhà thơ phân ra khu vực, có độc giả ở những khu vực riêng. Có độc giả yêu thích nhà thơ A, có độc giả yêu thích nhà thơ B. Có thể bây giờ, trong thời đại này để bạn đọc chỉ đọc một nhà thơ là điều khó. Kể cả các nhà thơ đựơc giả Nobel cũng có phân chia khu vực bạn đọc của mình, các khunh hướng đọc của mình.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Tôi nghĩ rằng đó là một vấn đề phức tạp và nó có nhiều quan điểm khác nhau. Trong thời đại chúng ta đang sống, sự có mặt của nhiều quan điểm khác nhau theo tôi là điều đáng mừng. Bởi lẽ chúng ta không thể lấy một cái nhìn để áp đặt một cái nhìn khác. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, những khó khăn trong việc tiêu thụ thơ là một điều có thực. Ngay cả Trung Quốc là một đất nước rất vĩ đại về thơ thì họ cũng gặp phải điều này. Nhưng họ cũng có bước như ta đang làm đó là xã hội hóa thi ca. Đó là có những mạnh thường quân cho thi ca, có những câu lạc bộ thi ca, có những ngôi làng làm thơ.. Có rất nhiều loại hình khác nhau và điều này làm cho thơ tồn tại. Thơ không bao giờ bị mất đi.
Vấn đề nữa là liệu các nhà thơ bây giờ có sánh được với Huy Cận, Xuân Diệu ... hay không theo tôi cần có một cái nhìn rộng hơn. Thứ nhất, vào giai đoạn ấy, tất cả những thứ người ta tìm đến chỉ có văn học. Còn bây giờ bạn đọc đứng trước rất nhiều sự lựa chọn, lựa chọn văn học, lựa chọn điện ảnh, internet...Nhưng với giai đoạn hiện nay, đặc biệt là giai đoạn này thơ đã có những bứt phá, nó bước vào lộ trình hiện đại thơ thế giới một cách rất rõ nét. Và tôi nhìn thấy tính đa giọng điệu trong thơ ca giai đoạn này, Nguyễn Quyến là một giọng, Trần Quang Quý là một giọng điệu, Quang Thiều lại một giọng điệu khác...Chính cái đó tạo nên một hợp xướng của thi ca đương đại. Chưa bao giờ, văn học của chúng ta lại đa dạng đến thế. Thứ 2, sau một giai đoạn chúng ta chững lại một chút thì ngôn ngữ thơ ca cũng như thi pháp thơ có những bước tiến rất đáng nói. Như vậy để thấy rằng, sự kết tinh ở mật độ của thơ mới ở giai đoạn này rất dày đặc nhưng hình dung rằng 30 năm sau khi chúng ta nhìn lại thì có lẽ sẽ chọn ra được vô vàn những bài thơ xuất sắc, những tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này. Nói như vậy để thấy rằng nó có mỗi quan hệ giữa nền và đỉnh, sức đột phá của các nhà thơ trong việc làm mới thơ là một nỗ lực mà muốn hay không muốn chúng ta phải thừa nhận.
- Có ý kiến cho rằng nên thơ ca hiện nay chưa mạnh vì công tác phê bình thơ hiện nay còn khá "èo uột"?
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Câu hỏi đụng đến một vấn đề đích đáng bởi nói liên quan tới khâu tiếp nhận văn học. Khi nhà thơ Lê Đạt còn sống, ông có một đòi hỏi, thơ ca muốn đổi mới cần đến lỗ tai mới. Chúng ta đòi hỏi nhà thơ đổi mới mặt khác cũng phải đòi hỏi người đọc cũng phải đổi mới. Nếu những nhà thơ muốn đổi mới mà người tiếp nhận vẫn nhìn nó bằng quy chiếu cũ thì các nhà thơ sẽ thấy cô đơn thế nào? Trước hết là họ không chia sẻ được, sau là họ không tìm được hiệu ứng để kích thích sự sáng tạo của họ như một nỗ lực nhân đôi mình. Quả thật hiện tại, phê bình thơ đang có vấn đề. Phương diện thứ nhất là chúng ta đang sống thực dụng, muốn hay không muốn thì người ta tìm đến nghề nào mưu sinh dễ hơn có thể người ta sẽ tìm đến. ĐIều này khiến các nhà phê bình thơ không còn chuyên tâm như trước nữa. Phương diện thứ hai là đất diễn cho phê bình thơ tương đối hạn hẹp. Một bài tôi định viết khoảng 20 trang để in trên một tạp chí thì được nhưng in trên báo thì dứt khoát không. Nói rành rẽ một nhà thơ cái được và chưa được của họ đòi hỏi phải thấu đáo trong sự so sánh của thơ không chỉ bây giờ mà trước đó, nhà thơ này với nhà thơ kia mà và cả trên thế giới. Nhưng vài từ thì không thể thể hiện được những run rẩy cô đơn trong thơ được. Chính vì thế khi chúng ta tâm huyết ít đi, những người đam mê phê bình thơ ít đi, nhiều khi nhà thơ như độc diễn. Mà chúng ta đang sống trong một thời đại cần nhiều tiếng nói hồ hởi với nhau. Phương diện 3 là gần đây trình diễn thơ theo kiểu sắp đặt là hình thức, nỗ lực đưa thi ca gần hơn với đời sống và tôi rất khuyến khích điều đó. Chúng ta là cường quốc về thơ nhưng cũng có những giai đoạn con người coi thưởng thức thơ là thứ xa xỉ nó không cần thiết thì chính những nỗ lực của nhà thơ và nhà phê bình thơ là kéo người đọc để người ta hiểu thơ hơn. Internet là một phát minh vĩ đại của loài người, cực kỳ vĩ đại, người ta có thể sáng tác thơ, gửi một bông hoa cho người yêu bằng internet... nhưng internet không thể thay được trái tim của nghệ sĩ ở những run rẩy cô đơn của họ. Chỉ có khi chúng ta đi kiệt cùng của run rẩy thì chúng ta mới phát hiện mới nhìn thấy nhau, hiểu nhau qua sự nguyên thủy của nó. Những người phê bình thơ nên nghĩ tới điều đó, họ đang gánh trên mình nhiệm vụ cao cả làm thế nào để khơi thức được nhưng yêu mến vẻ đẹp, những đam mê của sáng tạo những khát khao và những dung cảm nghệ sĩ cũng như đưa ý thức về vẻ đẹp của đời sống này.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp |
Vậy, Hội Nhà Văn có những biện pháp gì để thúc đẩy công tác phê bình thơ hiện nay?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi nghĩ rằng Hội nhà văn chỉ có thể trở thành mội nơi để trợ giúp các nhà lí luận phê bình và việc tổ chức cho các cuộc hội thảo hay giới thiệu tác giả hay việc trao giải thưởng . ..tôi cho đó là hoạt động tác động tới phê bình. Tôi hoàn toàn nhất trí với anh Điệp về vấn đề tiếp nhận thơ. Việc phê bình thơ cần dựa trên một thiện chí và một nỗ lực vô cùng vất vả. Đôi khi chúng ta đang nhìn nhận thơ một cách thiển cận có những nhìn nhận thiếu thiện chí chính vì vậy mà lí luận phê bình đối với thơ bị cản trở nhiều làm cho thơ bị cản trở rất nhiều. Nếu chúng ta lùi lại rất xa thì ngay cả việc chúng ta giảng dạy thi ca trong trường học hình như có những bất cập và hạn chế. Bởi nó khơi gợi cho người ta sau này những lí luận phê bình. Ai cũng cho rằng, cha tôi, chị tôi,anh tôi thuộc Kiều và yêu Kiều nhưng mấy ai trong số họ hiểu kỹ đúng đắn về tác phẩm. Cho nên tất cả những điều này tác động tới tiếp cận văn học và nó ảnh hưởng gián tiếp tới lý luận phê bình của chúng ta. Chúng tôi sẽ có những hội thảo về những nhà thơ mới. Không phải để vùi dập, để lăng xê ai mà để bạn đọc hiểu về họ. Tôi chỉ cần hỏi tất cả những người kể cả những người đang dạy rằng liệu họ đã hiểu hết được những tinh tuý của Truyện Kiều chưa? Cách đọc bằng tiếng Việt thơ lục bát liệu đã miêu tả được hết tinh thần của Truyện Kiều? Chúng ta cần phải có cách tiếp cận khác và cách giảng dạy khác đi… Đó là một vấn đề vất vả nhưng chúng ta cần phải khởi động. Chúng ta đã khởi động nhưng vẫn chưa có chiến lược lớn. Vấn đề này phải tính đi tính lại rất nhiều.
-Xin hỏi nhà thơ Phan Hoàng, anh có mong muốn một nhà phê bình nào đó chỉ ra trong thơ của mình có gì không?
- Nhà thơ Phan Hoàng: Tất nhiên là tôi mong muốn. Một nhà phê bình không chỉ khen mà chỉ cho thơ mình có gì. Xin lỗi nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp, có một thời gian chúng ta có lỗ hổng về các nhà phê bình. Nhưng gần đây tôi phát hiện ra nhiều nhà phê bình có trí tuệ và đầy tâm huyết. Thực tế, có một thời kỳ có một số nhà phê bình phải chịu những áp lực. Tìm cái mới, rất khó.
- Theo các ông cần phần phải lăng xê, PR cho thơ không?
Nhà thơ Phan Hoàng: Thơ ca là một sản phẩm văn hóa nên nếu có chiến dịch quảng bá cũng tốt. Hãy cho nó một chỗ đứng. Ví dụ cụ thể tờ Nghệ thuật mới của anh Quang Thiều mới ra. Phải nói rằng nó có một điểm mới là chưa có một tờ báo in nào lại in hai trang thơ của một tác giả. Điều đó cho thấy thơ ca đã có chỗ đứng. Và những người có vị thế đã tạo chỗ đứng cho thơ ca. Cuộc thi Đây biển Việt Nam do báo VietNamNet tổ chức nữa. Không chỉ các nhà quản lý mà báo chí cũng quan tâm và quảng bá cho thơ ca thì tốt quá rồi.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Đào tạo các nhà thơ biết quảng bá cho tác phẩm của mình là điều Khó, PR quảng cáo thơ để sống tốt đẹp hơn thì đó là điều lành mạnh. PR theo cách nào là một bài toán mà mỗi nhà xuất bản sẽ có cách giải riêng nhưng điều đầu tiên khi xuất bản một sản phẩm thi ca thì con người là mục đích đầu tiên để hướng tới. Thời của chúng ta đang sống là thời tự sự. Đọc thơ và phát hiện thơ đích thực rất khó. Có một bạn đọc đi qua tôi và nói: Anh Điệp ơi, thơ bây giờ không hay bằng cách đây vài chục năm vì không có vần. Trên thực tế thế giới đã bỏ vần điệu trong thơ từ lâu. Trong khi nhiều người được biết đến nhờ PR thì cũng có những người đang âm thầm cống hiến. Đừng sốt ruột. Nghệ thuật đích thực rồi sẽ được nhiều người biết đến. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nghệ thuật không thể sốt ruột được.
Cách vị khách mời tranh luận sôi nổi về các vấn đề thơ ca đang gặp phải hiện nay. |
Còn anh Thiều, anh đã từng PR cho thơ mình chưa?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Có chứ. Đôi khi trong quan niệm của rất nhiều người Việt Nam, thậm chí những người quản lý luôn coi thơ như một thứ vui, thứ hão huyền mơ hồ lãng mạn. Thơ chỉ xuất hiện trong tiệc rượu tiệc trà.. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Quảng bá cho thơ là quảng bá cho những vẻ đẹp của cuộc sống. Tôi đến Mỹ và thấy rằng mỗi đứa trẻ đều có một cuốn thơ bên mình. Giáo dục ở đó không đưa và chương trình bắt buộc học sinh phải làm thơ nhưng mỗi đứa trẻ đều đến với thơ như một điều thú vị và cách tiếp cận hết sức gần gũi. Báo chí bao giờ cũng dành riêng một trang quảng cáo cho thơ. Ở Mỹ hàng năm đều có cuộc hội thảo: Thơ ca đang sống hay đang chết? Việc cảnh báo này không phải cảnh báo một thể loại văn học mà cảnh báo một phần tinh thần đang băng hoại, đang bị chết. Chúng ta nhận thức được điều đó chúng ta mới thấy rằng ý nghĩa của thi ca như thế nào. Điều họ đang bàn không phải về chuyện thơ sống hay chết theo nghĩa đen mà chính là bàn về những điều tốt đẹp hay vô cảm của cuộc sống có còn hay không. Vì vậy quảng bá cho văn thơ đều là cách để quảng bá cho những điều tốt đẹp qua đó chính là để đẩy lùi những điều bất hạnh trong cuộc sống.
Ở nước Mỹ, nơi mà chúng ta đã từng coi là cái nôi của chủ nghĩa tư bản, cũng chính tại đó lại là nơi họ tìm mọi cách để quảng bá cho thơ nhiều nhất. Tại các trường học, hay trên các bức tường ở khắp mọi nơi đều có thể biến thành nơi để quảng bá cho thơ. Thơ mang trong mình một sức mạnh và vẻ đẹp huyền bí. Chẳng hạn như một khi nào tôi chết đi, có một cô bé khi tuyệt vọng nhất đã đọc một bài thơ của tôi mặc dù khi tôi sống có rất nhiều người đọc nó mà chẳng ấn tượng gì, cô bé này bỗng nhiên thay đổi. Sự thay đổi của một con người từ bên bờ tuyệt vọng bên cạnh cái chết mà quay trở lại để sống. Sứ mệnh thơ ca nằm ở đây. Thơ ở ngay dưới chân bạn. Chỉ khi bạn ý thức và quan tâm đến nó, chú ý đến nó thì thơ sẽ hiện hữu với một vẻ đẹp. Tuy rằng ngày nay ít người còn tin vào phép màu, nhưng tôi vẫn tin. Vì chính những thay đổi mà thi ca đem lại cho con người là một phép màu.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Đào tạo quảng bá thơ cho các nhà thơ là rất khó. Tôi xin chia sẻ với ý kiến của anh Thiều thế này: Sáng tạo thi ca cũng như chia sẻ và tiếp nhận nó là chúng ta cùng sống chậm cái khoảng lặng những giây phút hết sức kỳ diệu của con người. Một ngày nào đó thế gian này ngừng vang lên một câu thơ, thì lúc đó chúng ta không khác gì hành tinh chết. Có nghĩa là PR cho thi ca theo tôi vô cùng quan trọng. Vấn đề là PR vì mục đích gì, nếu vì lợi nhuận thì cần phải suy nghĩ lại. Nhưng PR để quảng cáo thơ, để sống tốt đẹp hơn vượt qua hội chứng vô cảm thì đó là điều lành mạnh. Thơ ca cũng có sứ mệnh của nó trong việc tạo ra sự cân bằng sinh thái giữa an nhiên tự tại của con người để người ta hiểu rằng mỗi một giây một phút được sống là một hạnh phúc. Vậy Pr theo cách nào làm thế nào để hài hòa lợi ích kinh tế với xã hội đó là một bài toán nan giải của tất cả các nhà thơ, nhà xuất bản...những nhà quản lý. Nhưng mọi PR đều phải bắt nguồn từ thi ca và vì con người. Trong khi nhiều người được biết đến nhờ PR thì cũng có những người đang âm thầm cống hiến chưa một lần được độc giả biết tên. Đừng sốt ruột. Nghệ thuật đích thực rồi sẽ được nhiều người biết đến. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nghệ thuật không thể sốt ruột được.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều |
Nhà thơ Phan Hoàng:Tôi cho rằng thơ cũng giống như một cô gái. Khi mới lớn thì thích chăm chút về hình thức. Các bạn làm thơ trẻ cũng vậy. Khi bước vào thơ ca, đôi khi làm hình thức, rối rắm cả lên. Tôi ví dụ như nhóm Ngựa trời chẳng hạn ngày xưa khác bây giờ khác, rõ ràng là đã chín chắn hơn nhiều. Tất nhiên không phải bạn thơ nào cũng có sự cách tân. Sẵn nói về văn hóa của Mỹ, trong cái dở trước năm 1975, phải nói rằng chúng ta tiếp nhận được cái hay của văn hóa Phương Tây. Chúng ta có những nhà thơ tôi cho rằng tầm ảnh hưởng của họ đối với thơ ca là rất nhiều.
Tôi từng nghe một thực trạng là thơ trẻ ở Sài Gòn chỉ là rối rắm thôi chứ không phải là tài năng đích thực. Tôi cho rằng đó là ý kiến phiến diện. Tôi tin rằng các bạn trẻ làm thơ cũng vậy bước vào làm thơ không xác định mình thế này mình thế khác, trừ một số người còn những nhà thơ mà tài năng đích thực thì sẽ âm thầm, lặng lẽ. Điều khác biệt của TP.HCM với Hà Nội là không tổ chức trình diễn thơ trong các ngày thơ. Tôi không đồng tình cũng không phản đối nhưng tôi nghĩ rằng thơ là một cái gì đó mang vẻ đẹp thầm lặng. Là sự giao lưu của nhà thơ với bạn đọc chứ không phải là nơi để trình diễn.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Trong nghệ thuật mà không cách tân có nghĩa là nghệ thuật đang chết. Chính vì thế, cách tân là điều cần thiết là bản chất của nghệ thuật.
Cách tân có hai loại: Cách tân thật sự (tạo cái mới, sản phẩm đích thực) và na ná cách tân (đảo phách đảo nhịp lung tung). Hướng cách tân đầu tiên sẽ tồn tại mãi mãi. Hướng thứ hai sớm bị bạn đọc lãng quên. Xét đến nỗ lực sáng tạo đích thực của nghệ sĩ thì cũng phải phân biệt thế này: Có những nghệ sĩ họ sáng tạo đến đích và có nghệ sĩ không đến đích nhưng chúng ta đều tôn trọng họ. Những nghệ sĩ sáng tạo không đến đích họ đã kết tinh nghệ thuật còn những người sáng tạo không đến đích thì họ chính là hiện thực để chúng ta xem lại mình, mình sáng tạo theo hướng nào thì hợp lý hơn, hay thấy được trong sự sáng tạo kia ỏ đây chưa được để mình có thể vượt qua nó. Cho nên nó trở thành kinh nghiệm nghệ thuật trong sự đổ vỡ. Người làm công tác phê bình, nghiên cứu cần phải biết trân trọng những cái đó. Chẳng hạn những nỗ lực thơ không vần ở Việt Bắc của Nguyễn Đình Thi bị chê tơi bời, sau này Nguyễn Đình Thi chỉ ngồi sửa thơ của mình theo góp ý nhưng đó là cuộc cách tân bị gãy giữa chừng. Nhưng nó là một kinh nghiệm để thế hệ sau lấy làm bài học, đó là chuyện hết sức bình thường.
Khi chúng ta bước ra khỏi dàn đồng ca của kháng chiến, chúng ta có sự đa dạng về giọng điệu. Sự đa dạng này hết cần thiết của nghệ thuật và sự tự thân của những nhà thơ. Đây là một quá trình bền bỉ. Cần có sự khoan dung của các sáng tạo. Nguyễn Tuân, Nam Cao cũng làm thơ nhưng thơ của họ cũng tàm tạm rồi họ bước sang và thành danh lĩnh vực văn xuôi. Thơ là thể loại bén duyên ngày từ đầu nhưng những ai trụ lại ở lãnh vực thơ ca và trở thành tài năng tôi đánh giá rất cao những người như vậy bởi họ đi qua những vỡ vạp ban đầu mà họ trụ lại được. Tất cả các nhà thơ đều đi qua quá trình thử bút để tạo ra một lộ trình mới để đổi mới mình để cách tân, sáng tạo. Các nhà phê bình cứ nhăm nhăm vùi dập nó thì cần phải xem lại.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi cho rằng cái chết với thi ca mà chúng ta vẫn thường nói không phải trong một khoảng khắc nào đó của lịch sử dài bất tận của lịch sử văn học, văn hóa trong 5 năm, mười năm vắng bóng nó lùi đi nó chìm đi đấy không phải là yếu tố giết chết thi ca. Nguyên nhân chính đó chính là tính sáng tạo của các nhà thơ không có. Tính đa dạng của sư sáng tạo, tính phong phú của các nhà thơ sẽ vô cùng quan trọng, nó làm cho thơ ca trở nên sống động. Vì vậy khi những người trẻ có những sáng tạo thì hãy trân trọng họ.
Thưa anh Phan Hoàng, ở TP.HCM các tập thơ của các nhà thơ đương đại có bán chạy không? và lý do?
Nhà thơ Phan Hoàng: Các tập thơ của nhà thơ đương đại vẫn bán được nhưng số lượng ít thôi. Chúng tôi - những nhà thơ hiểu được điều đó. Chúng tôi tự tạo cho mình kênh để đến được với bạn đọc. Nhưng tôi cho rằng tặng sách, cho sách cũng là một cách, một kênh để thơ có thể đến được người yêu thơ.
Ông có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản nào của thi ca để nó thực sự trở thành một sản phẩm văn hoá như trước nay của chúng ta?
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Thơ ca khi đã đạt tới giá trị thì nó vĩnh cứu. Nhưng muốn hay không thì mỗi một thời đại một giai đoạn có đặc thù của nó. Thời của thơ Quang Thiều có đặc thù của thơ anh ấy và thời của lứa sau này có đặc thù của họ sau này. Họ trẻ hơn có khác biệt về cách nhìn con người. Đúng là tác giả đã ổn định, đã được đưa vào hệ thống giáo dục để giảng dạy thì được người ta tìm đọc nhiều hơn điều này là dễ hiểu. Vì đặc điểm của nước ta nhất là giáo dục thì học gì thi nấy, đếm lại thi đại học của ta chỉ hơn chục nhà thơ nhà văn, hàng triệu học trò sẽ học cái đó để thi. Tác phẩm thơ đương đại con đường đến độc giả khó khăn hơn do: độc giả cần có am hiểu nào đó mới đọc được những đổi mới thơ đương đại; khi phê bình thơ yếu thì cầu nối giữa những tác giả mới này đến người đọc cũng bị gián đoạn; Những nỗ lực làm đa dạng và phong phú đời sống thơ ca rất quan trọng nhưng một mặt khác các nhà thơ trong nỗ lực sáng tạo của mình cũng cần tìm cách tiếp cận người đọc ở những hình thức khác nhau. trình diễn thơ hay thơ sắp đặt cũng là cách để khiến độc giả biết rằng thơ đang hiện diện trong đời sống của chúng ta,. Với cách làm này thì thơ đương đại sẽ dần có chỗ đứng
- Một độc giả có hỏi: "Tản Đà đã từng nói "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ngay cả đến ngày nay ít nhà thơ, nhà văn sống được bằng ngòi bút của mình, điều này trái ngược với nhiều nước phương Tây... Vậy các ông dành lời khuyên gì cho giới trẻ làm thơ?"
Nhà thơ Phan Hoàng: Không phải nước ta mà cả các nước trên thế giới cũng vậy. Các nhà thơ nhà văn khi mà họ sống được bằng thơ ca thì tài năng của họ đã đến độ chín muồi. Hiếm có nhà thơ nhà văn nào mới bước vào nghề mà có thể khẳng định ngay, sống được bằng nghề. Đây là một thực tế và không chỉ thơ ca mà các loại hình nghệ thuật khác cũng đều thế.
Chúng ta có quan niệm từ lâu hơi sai lầm là sống được với nghề. Làm thơ phải sống bằng thơ, không phải như vậy. Cả ba chúng tôi ngồi đây sống được là nghề cầm bút viết, tôi làm báo, viết văn cũng coi như sống được bằng nghề làm thơ. Chúng tôi tự hào là đang sống bằng nghề của mình.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Không phải chỉ Tản Đà mà ngay cả người được coi là vô cùng mơ mộng là Xuân Diệu cũng có câu "cơm áo không đùa với khách thơ ". Rõ ràng đời sống của nhà thơ nói riêng và nghệ sĩ nói chung với thực tại đời sống luôn luôn có một mâu thuẫn. Nhưng nếu như chúng ta sáng tạo văn học, sáng tạo thi ca để mục đích làm sao có được nhiều tiền, có danh lớn thì bước đầu tiên bước vào nghệ thuật đã lệch hướng. Sáng tạo nghệ thuật đầy chông gai nghiệt ngã những người đến tận cùng của nó sẽ thấy hạnh phúc. VN là một đất nước còn khó khăn nên những mâu thuẫn như Tản Đà hay Xuân Diệu nói vẫn còn hiện hữu điều đó khiến một vài tác giả sau vài tác phẩm đã không còn trụ nổi và những ai trụ nổi thì mới đi xa được.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Ở các nước phương Tây tôi khẳng định không ai sống được bằng thơ. Tất cả các nhà thơ trên thế giới làm thơ không phải để kiếm tiền, nhiều tiền mà họ làm thơ vì họ được sống trong những khoảnh khắc tuyệt với. Các nhà thơ sống được họ đều làm một việc khác, họ giảng dạy các trường đại học, biên tập thậm chí họ kinh doanh ...chứ không phải làm thơ, bán thơ và sống bằng thơ.
- Liên hoan Thơ lần thứ I và ngày thơ Việt Nam lần thứ 10...Là một loạt hoạt động văn học bổ ích, thành công lớn của BCH Hội nhà văn ta khóa mới này. Phải chăng bóng dáng nàng thơ hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa sắp sửa đăng quang trong đời sống văn học VN và khu vực trong tương lai ? Nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều : Việt Nam là cường quốc thơ... Xin hỏi nhà thơ Ng. Quang Thiều vậy các năm tới Hội có đầu tư thích đáng gì hơn cho các nhà thơ được in thơ và sẽ sống bằng thơ ? nhất là thơ dịch và in song ngữ ? ( Trần Thế Vinh, An Giang ).?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Liên hoan thơ đã thực sự trở thành một lễ hội mà trong đó các nhà thơ làm nên một thì chính những người yêu thơ đã làm nên chín phần trong đó. Những ngày thơ, liên hoan thơ tiếp theo chúng tôi cũng muốn làm rộng hơn nữa để làm sao cho thơ ca thực sự lan tỏa. Chúng tôi đều có những đầu tư hàng năm cho độc giả và việc tăng cường dịch và giao lưu với các nhà thơ quốc tế sẽ đặc biệt nâng cao. Đặc biệt những nhà thơ tên tuổi, chúng tôi dịch sẽ biên tập kỹ lưỡng để đưa tới độc giả sản phẩm tốt nhất.
- Chẳng có mấy giải thưởng nào có được sự đồng thuận hoàn toàn từ Hội đồng chấm giả, và giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam có lẽ cũng không là ngoại lệ. Vẫn còn đâu đó những bất đồng ý kiến từ Hội đồng giám khoải, hoặc tệ hơn là nwhxng xì xào phản ứng từ công luận sau khi trao giải. Song chính những sự bất đồng ý kiến này mới càng làm cho giải thưởng trở nên đa dạng hơn, tác phẩm được nhìn dưới nhiều góc độ hơn. Chri với tư cách là một nàh thơ, một người sáng tạo cái đpẹ, xin ông cho biết quan điểm của mình về sự công bằng khi đánh giá một tác phẩm văn học (Câu hỏi của độc giả Sống đẹp VTV)?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Ngay cả giải Nobel cũng có thể chia đôi quan điểm ủng hộ hay không. Tôi cho rằng những ý kiến nhiều chiều là một thứ lành mạnh trong xã hội văn minh. Nhưng trong đó những ý kiến có sự thù hằn cá nhân cần phải xét riêng. Chính những bạn đọc sẽ hiểu những ý kiến đó có dựa trên tính khách quan và khoa học hay không. Anh phải đón nhận với một sự trong thị và nghiêm cẩn. Tất cả cần có sự trong sáng, trung thực và lắng nghe. Sự công bằng khởi đầu bằng thái độ anh ta khi đánh giá một tác phẩm đó. Bản thân nếu bây giờ cụ Nguyễn Du còn sống chúng ta trao giải văn chương cho ông thì cũng có những dị nghị, những ý kiến xung quanh giải thưởng.
Nhà thơ Kim Quyên có gửi câu hỏi cho nhà thơ Phan Hoàng như sau: "Phan Hoàng là một gương mặt thân quen của nền thơ ca TP.HCM. Vậy xin hỏi anh có kế hoạch gì cụ thể để cho các nhà thơ thành phố được xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, được giao lưu với độc giả và thơ càng ngày càng gần với đời sống của các tầng lớp nhân dân thành phố không?
Nhà thơ Phan Hoàng: Bản thân tôi thì cũng không có kế hoạch gì ghê gớm. Nhưng kể từ khi được giao làm trang web tuổi trẻ online đã cố gắng giới thiệu các nhà thơ trẻ. Không chỉ bản thân tôi mà các nhà thơ trẻ cùng hợp tác với chúng tôi để quảng bá, giới thiệu.
Còn rất nhiều câu hỏi gửi về cho các nhà thơ, tuy nhiên, do thời gian cuộc Tọa đàm có hạn, tôi xin được kết cuộc Tọa đàm bằng một câu hỏi rất chân thành của độc giả: Trong ngày thơ việt nam được tổ chứ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, có 1 bức thư pháp rất đẹp với chủ đề "Tìm nguồn tài trợ thơ" . Xin hỏi các nhà thơ nghĩ gì về điều này?
Nhà thơ Phan Hoàng: Tôi cho rằng đây là một suy nghĩ vô cùng nghiêm túc và phản ánh một tâm hồn một tầm văn hóa. Đây không phải là lời kêu gọi cứu đói của thơ ca mà qua đây có thể thấy rằng, thơ ca cực kỳ quan trọng trong đời sống của mỗi người. Đây là một hành vi cực đẹp
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Hãy tài trợ cho thơ ca giống như hãy tài trợ cho một hồ nước, cứu lấy một cánh rừng, cứu lấy một đứa trẻ tàn tật, hãy cứu lấy một người già, hãy cứu lấy một di sản văn hóa đang bị phá hoại hãy cứu lấy thứ gì đẹp đẽ trong cuộc đời đó chính là thi ca. Hãy yêu cuộc đời này, hãy yêu lấy một người bên cạnh ta. Tình yêu làm cho lòng hạnh hạnh phúc
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Đây là một lời đề nghị chân thành, mối thông hiểu chia sẻ giữa con người và con người. Một câu hỏi rất con người.
Ảnh: Nguyễn Hoàng