- “Bolero là một giai điệu gần gũi đưa con người ra khỏi ứ đọng để tiếp tục hòa vào cuộc sống với tất cả sự đậm đà tươi mới”.
BÀI LIÊN QUAN
Trong góc quán, phòng trọ, sân nhà..., cuộc nhậu của những người đàn ông vào mỗi chiều tối hoặc ngày nghỉ thường bắt đầu từ những câu chuyện công việc, thế sự và kết thúc bằng những bản bolero. Nhiều người đàn ông, đôi khi cả đàn bà, trải qua nhiều cuộc nhậu như vậy vẫn không hiểu ma lực nào mà mỗi khi cây đàn ghita dạo lên giai điệu Bolero là cả bàn nhậu cùng rơi vào vùng cảm xúc, có khi còn say hơn cả cơn say do rượu.
Nói về chuyện hát hò trong lúc nhậu, ai cũng biết rằng có khi chỉ cần vài tiếng đồng hồ ngồi nhậu là cả bàn nhậu đã làm đủ một cuộc hành trình dài xuyên suốt những đỉnh cao tân nhạc Việt Nam. Trong hơi men vừa đô, cuộc nhậu Khởi đầu với Đoàn Chuẩn, Từ Linh, qua Văn cao, đến Phạm Duy, ghé Trịnh Công Sơn và khi rượu đã bắt đầu quá hớp sinh chuyện dễ khóc, dễ cười thì dân nhậu nhất thiết phải về ngôi nhà bolero với Hoàng Thi Thơ, Trầm Tử Thiêng, Thanh sơn, Bắc Sơn...
Chưa bao giờ có ai giải thích vì sao dân nhậu phải về với Bolero, nhưng cần gì! Trong không gian hạn hẹp của một cuộc nhậu chẳng phải là giai điệu Bolero đã là một thông điệp cảm xúc kéo người ta gần lại, lột người ta khỏi mặt nạ khách sáo giả tạo!
Hiển nhiên tiếng đàn ghi ta và giai điệu bolero vang lên trong cuộc nhậu không phải và cũng không cần thỏa mãn những giá trị sống hay giá trị nghệ thuật to tát, cao vời, mà chỉ là sự trải lòng của từng cá nhân có cuộc sống bình dị với những đau khổ, hạnh phúc cũng bình dị.
Không một loại hình ca khúc nào ở Việt Nam lại mang tính tự sự, tính kể chuyện đa dạng và phong phú cho bằng ca từ của những bản bolero. Mượn giai điệu Bolero và những bản hát bolero để tìm thấy mình, để nói thay mình, để kể giúp mình là cách đưa nỗi buồn, điều khuất tất, sự bế tắc ra bàn nhậu để người này đón nhận người khác trong tinh thần chia sẻ.
Trong không gian nhậu nhẹt, người bàng quan có thể khó chịu với những câu chuyện tào lao trời ơi của dân nhậu, nhưng không ai nỡ cắt ngang khi một tay nhậu cất giọng nhừa nhựa đam mê bản Bolero. Rồi cả bọn nhậu, có khi cả vợ con, hàng xóm của dân nhậu cũng cất giọng hát theo, nhất là khi đám nhậu gào lên những liên khúc bolero.
Nói về những liên khúc có khi gồm cả chục bản bolero, nhiều người cho rằng đó là sự sáng chế của dân nhậu trước khi được các sân khấu ca nhạc bắt chước. Rõ ràng là không giai điệu nào trong nền tân nhạc Việt Nam mà mỗi bản hát lại có thể ăn khớp thành một liên khúc trúng khía từ nhịp điệu cho đến nội dung ca từ bằng bolero.
Thế nên làm sao có thể phủ nhận được khả năng mượn rượu để đưa cảm xúc thành cao trào nối kết liên tục những bản bolero của dân nhậu. Chỉ có một thắc mắc đáng nêu lên là vì sao trong những cái bụng, những cái đầu đầy men say đó lại có thể mở ra cả một kho tàng vô số các bản bolero. Với người miền nam, từ những người có tuổi cho đến thanh niên, lúc bình thường giỏi lắm mỗi người chỉ nhớ vài bản bolero là cùng, nhưng khi có rượu vào thì không hiểu thứ ánh sáng nào làm nên chìa khóa để họ nhớ và mở lại cả núi những bản bolero.
Nhìn cảnh một bàn nhậu bình dân với năm ba người đàn ông ngồi hút thuốc phì phà, tuổi tác, sắc diện, sang hèn không rõ rệt, vậy mà khi cả bọn thay nhau hoặc cùng nhau cất giọng hát bolero là mở ra cả vùng cảm thụ âm nhạc đắm đuối. Trong không gian này, mũi người ta như ngữi lại được mùi hương khung trời quá khứ, tai người ta như nghe được giọng âu yếm người tình, mắt người ta như nhìn thấy ánh sáng tươi tắn đùm bọc và chia sẻ.
Không ai cho nhậu nhẹt là tốt nhưng nếu cuộc sống không có rượu và không có âm nhạc thì biết lấy gì ra khỏi vũng lầy căng thẳng với những u hoài lo lắng. Dù ít được nói tới, nhưng ai cũng biết nhậu và hát bolero là một nhu câu hiển nhiên của nhiều người, bất kể là ở nông thôn hay thành thị.
Nhiều thế hệ người Việt thấy may mắn khi trí nhớ và tâm hồn họ vẫn còn tiếp tục rung động với bolero. Giai điệu bolero là một phần của cảm xúc, ưu tư, suy tưởng. Bolero là một giai điệu gần gũi đưa con người ra khỏi ứ đọng để tiếp tục hòa vào cuộc sống với tất cả sự đậm đà tươi mới.
Giao Cảm
BÀI LIÊN QUAN
Trong góc quán, phòng trọ, sân nhà..., cuộc nhậu của những người đàn ông vào mỗi chiều tối hoặc ngày nghỉ thường bắt đầu từ những câu chuyện công việc, thế sự và kết thúc bằng những bản bolero. Nhiều người đàn ông, đôi khi cả đàn bà, trải qua nhiều cuộc nhậu như vậy vẫn không hiểu ma lực nào mà mỗi khi cây đàn ghita dạo lên giai điệu Bolero là cả bàn nhậu cùng rơi vào vùng cảm xúc, có khi còn say hơn cả cơn say do rượu.
Mượn những bản hát bolero để tìm thấy mình, để nói thay mình, để kể giúp mình… |
Chưa bao giờ có ai giải thích vì sao dân nhậu phải về với Bolero, nhưng cần gì! Trong không gian hạn hẹp của một cuộc nhậu chẳng phải là giai điệu Bolero đã là một thông điệp cảm xúc kéo người ta gần lại, lột người ta khỏi mặt nạ khách sáo giả tạo!
Hiển nhiên tiếng đàn ghi ta và giai điệu bolero vang lên trong cuộc nhậu không phải và cũng không cần thỏa mãn những giá trị sống hay giá trị nghệ thuật to tát, cao vời, mà chỉ là sự trải lòng của từng cá nhân có cuộc sống bình dị với những đau khổ, hạnh phúc cũng bình dị.
Không một loại hình ca khúc nào ở Việt Nam lại mang tính tự sự, tính kể chuyện đa dạng và phong phú cho bằng ca từ của những bản bolero. Mượn giai điệu Bolero và những bản hát bolero để tìm thấy mình, để nói thay mình, để kể giúp mình là cách đưa nỗi buồn, điều khuất tất, sự bế tắc ra bàn nhậu để người này đón nhận người khác trong tinh thần chia sẻ.
Trong không gian nhậu nhẹt, người bàng quan có thể khó chịu với những câu chuyện tào lao trời ơi của dân nhậu, nhưng không ai nỡ cắt ngang khi một tay nhậu cất giọng nhừa nhựa đam mê bản Bolero. Rồi cả bọn nhậu, có khi cả vợ con, hàng xóm của dân nhậu cũng cất giọng hát theo, nhất là khi đám nhậu gào lên những liên khúc bolero.
Nói về những liên khúc có khi gồm cả chục bản bolero, nhiều người cho rằng đó là sự sáng chế của dân nhậu trước khi được các sân khấu ca nhạc bắt chước. Rõ ràng là không giai điệu nào trong nền tân nhạc Việt Nam mà mỗi bản hát lại có thể ăn khớp thành một liên khúc trúng khía từ nhịp điệu cho đến nội dung ca từ bằng bolero.
Thế nên làm sao có thể phủ nhận được khả năng mượn rượu để đưa cảm xúc thành cao trào nối kết liên tục những bản bolero của dân nhậu. Chỉ có một thắc mắc đáng nêu lên là vì sao trong những cái bụng, những cái đầu đầy men say đó lại có thể mở ra cả một kho tàng vô số các bản bolero. Với người miền nam, từ những người có tuổi cho đến thanh niên, lúc bình thường giỏi lắm mỗi người chỉ nhớ vài bản bolero là cùng, nhưng khi có rượu vào thì không hiểu thứ ánh sáng nào làm nên chìa khóa để họ nhớ và mở lại cả núi những bản bolero.
Nhìn cảnh một bàn nhậu bình dân với năm ba người đàn ông ngồi hút thuốc phì phà, tuổi tác, sắc diện, sang hèn không rõ rệt, vậy mà khi cả bọn thay nhau hoặc cùng nhau cất giọng hát bolero là mở ra cả vùng cảm thụ âm nhạc đắm đuối. Trong không gian này, mũi người ta như ngữi lại được mùi hương khung trời quá khứ, tai người ta như nghe được giọng âu yếm người tình, mắt người ta như nhìn thấy ánh sáng tươi tắn đùm bọc và chia sẻ.
Không ai cho nhậu nhẹt là tốt nhưng nếu cuộc sống không có rượu và không có âm nhạc thì biết lấy gì ra khỏi vũng lầy căng thẳng với những u hoài lo lắng. Dù ít được nói tới, nhưng ai cũng biết nhậu và hát bolero là một nhu câu hiển nhiên của nhiều người, bất kể là ở nông thôn hay thành thị.
Nhiều thế hệ người Việt thấy may mắn khi trí nhớ và tâm hồn họ vẫn còn tiếp tục rung động với bolero. Giai điệu bolero là một phần của cảm xúc, ưu tư, suy tưởng. Bolero là một giai điệu gần gũi đưa con người ra khỏi ứ đọng để tiếp tục hòa vào cuộc sống với tất cả sự đậm đà tươi mới.
Giao Cảm