- Giá bán “khống” giấy phép xuất bản là từ 500.000 đến 5 triệu đồng cho một cuốn sách bất kì, không cần biết nội dung ra sao, có bản quyền hợp pháp hay không, một cựu Giám đốc nhà sách tiết lộ.

TIN LIÊN QUAN
Điều khó ngờ nhất ở làng sách Việt Nam


Loạn giấy phép xuất bản


Những năm gần đây, hẳn người đọc không còn xa lạ với những đầu sách tâm lý, sức khỏe nổi tiếng như “Đắc nhân tâm”, “Hạt giống tâm hồn”, “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, “7 nguyên tắc thành đạt”, ‘Quà tặng diệu kì”, “Đời thay đổi khi ta thay đổi” …vv… Hẳn không ít lần người mua sách phải bối rối khi cầm trên tay các phiên bản khác nhau của cùng một cuốn sách - nhưng được để tên các nhà xuất bản khác nhau, băn khoăn tự hỏi mình nên mua cuốn nào? nội dung bên trong chúng có giống nhau không, và đâu mới là đầu sách tin cậy nhất?


Nhìn vào "bộ sưu tập" này, có lẽ độc giả cũng phải "bó tay".

Việc loạn thị trường sách này không phải mới diễn ra trong những năm gần đây, mà đã kéo dài từ gần 10 năm nay kể từ khi những cuốn sách “Đắc nhân tâm”, “Hạt giống tâm hồn”… đầu tiên có mặt trên thị trường. Tính đến nay, số lượng tiêu thụ những đầu sách kể trên đã phải tính đến hàng trăm ngàn bản trên toàn quốc; trong đó ở các khu vực tỉnh lẻ, chủ yếu là sách in không hợp pháp.


Nếu số lượng hàng trăm ngàn bản tiêu thụ không ấn tượng với bạn, thì hãy làm thử phép tính tỉ lệ để biết rằng, trung bình một đầu sách bán chạy hiện nay ở VN, được in hợp pháp chỉ từ 5.000 đến 10.000 bản – tức là chiếm khoảng 10% so với số lượng sách không hợp pháp được tiêu thụ.

Nhà xuất bản "đi đêm"


Từ khi Việt Nam kí tuân thủ công ước Bern, ngày càng nhiều đầu sách có giá trị được người làm sách Việt Nam mua bản quyền phát hành thị trường trong nước. Không thực hiện nghiêm túc việc mua bản quyền này, hẳn người đọc VN sẽ không được tiếp cận sớm và thuận lợi với tri thức thế giới. Tuy nhiên, với mỗi đầu sách được mua bán bản quyền thành công, dịch thuật thành công để chuẩn bị ra mắt công chúng… thì người làm sách chưa kịp mừng đã lo ngay ngáy trước khả năng bị ăn cắp nhanh chóng và tàn nhẫn, không chỉ bởi đầu nậu ngành in, mà còn từ chính các nhà xuất bản (NXB) khi họ cứ cấp phép tràn lan.

Ngoài việc in lậu bất hợp pháp như những cuốn sách vẫn bán trên đường Láng, đường Phạm Văn Đồng, còn có những cuốn sách in lậu hợp pháp – có giấy phép xuất bản đàng hoàng. Hiện nay, việc mua bán giấy phép xuất bản đã trở thành bình thường bởi có những kẽ hở rất lớn.

Về nguyên tắc khi xin giấy phép xuất bản phải có đủ bộ hồ sơ về bản quyền, bản bông, thiết kế bìa… nhưng rất ít NXB tuân theo quy định đó. Họ có thể đưa nội dung này và lấy tựa đề khác, nháo nhào tất cả. Thế nên xảy ra tình trạng một cuốn sách được 4, 5 NXB cấp giấp phép cho những đơn vị in khác nhau là chuyện bình thường. Sách ra rồi bị đơn vị giữ bản quyền chính thức yêu cầu thu hồi thì họ xin để bán hết, rồi không in nữa; nhưng một thời gian dài sau vẫn thấy sách đầy rẫy trên thị trường.
” – ông Nguyễn Văn Phước, GĐ công ty First News cho biết.

Nhiều yếu tố đang góp phần làm bần cùng hóa những tri thức làm sách, trong đó có cả từ phía NXB. Bất kì một cá nhân nào cũng có thể in sách, chỉ cần đóng đủ tiền giấy phép từ 500.000 đến 5 triệu đồng, chứ không phải là vấn đề nội dung" – Một người làm lâu năm trong ngành sách ngán ngẩm

XB vốn được xem là “chốt chặn” để kiểm soát các đầu sách, nhưng “chốt chặn” này không những chẳng chặn gì cả mà còn thản nhiên tự kinh doanh và bán giấy phép những đầu sách ăn khách: “Có nhiều NXB tự mang giấy phép đến đơn vị in và rao bán “khống”, để họ muốn in gì thì in. Đây là tình trạng “đi đêm” trong ngành XB” – ông Nguyễn Văn Phước nhận định.

Giấy phép - “bầu sữa” của NXB

Một trong những nguyên nhân của sự việc trên, có lẽ là do nhiều NXB năng lực cạnh tranh yếu, hoặc đã quen với việc vi phạm bản quyền nhiều năm nay. Không nêu tên đích danh các NXB này, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng, GĐ công ty sách Thái Hà chia sẻ: “Trừ một số NXB năng động và có uy tín trên thị trường như NXB Trẻ, NXB Tri Thức – có thể tự tìm kiếm đầu sách và phát hành những cuốn sách có giá trị - thì nhiều NXB trong số 64 NXB trên cả nước là hoạt động không hiệu quả. Nếu muốn có tiền, họ phải tìm những cách kinh doanh khác, trong đó việc mua bán giấy phép xuất bản là một phần quan trọng.

Để kinh doanh sách tốt, cần làm tốt rất nhiều khâu. Từ việc mua bán bản quyền, dịch thuật đến khâu phát hành. Nhưng có mấy NXB trên cả nước có một phòng bản quyền có chất lượng? Nếu không có sách chất lượng để bán, họ phải tìm cách khác để kiếm tiền
.”

Ông cho biết: “Một công ty nếu năng lực cạnh tranh kém, có thể bị đào thải rất nhanh trên thị trường. Nhưng những NXB đó dù không làm tốt công việc của mình cũng không thể bị đào thải, bởi việc liên kết xuất bản và mua bán giấy phép vẫn đang là “bầu sữa mẹ” nuôi sống họ”.

Vân Sam