- Cuộc trưng bày Trở thành đàn ông, lễ thành đinh và hội kín của người Bamana ở Mali mở cửa đón công chúng từ ngày 12/5 đến 11/11 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Cuộc trưng bày đem tới cho công chúng hình ảnh về nền văn hóa của Mali qua các sinh hoạt hình thức hội kín và sinh hoạt tôn giáo bản địa, đặc biệt trong đó là có nghi lễ thành đinh mà chàng trai  nào cũng phải trải qua để trở thành người lớn.

Trong cuộc triển lãm các hiện vật như mặt nạ, vật thờ và các hình ảnh thực về lễ hội, thợ săn, thầy phù thủy… được bà Catherine De Clippel – nhà nhân chủng học sưu tập và lựa chọn để gửi đến công chúng.

Có mặt tại Mali từ những năm 1980, với gần 30 năm sống tại đây, bà Catherine De Clippel đã nghiên cứu và đúc kết để đem đến cuộc chưng bày những khía cạnh đầy huyển bí và đặc sắc của truyền thống châu Phi, địa danh còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam.

Với hơn 27 hiện vật, 63 bức ảnh, 5 phim video, các sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo của người Bamana ở nước Mali - Tây Phi sẽ là những khám phá thú vị về đất nước Mali tại cuộc triển lãm này.

Một vài hiện vật được trưng bày tại triển lãm:

Chiếc mặt nạ trong một nghi lễ của người Banama

Mặt nạ và áo lông của hội kín Komo
Bùa săn bắn, khung bằng sọ sơn dương
Hình linh cẩu, boli của hội Nama
Mặt nạ hình mỹ nhân
Chốt cửa, phần đầu thể hiện một yếu tố phù hộ
Chốt cửa của người Dogon
Một kiểu mặt nạ Korè
Điện thở của hội kín Kono và ông thầy cúng
Thánh đường Hồi giáo ở Djenné
Các thợ săn mặc lễ phục ngày tết
Đệ tử trẻ bái lễ một bậc thầy săn bắn
Ông Maadou Sangaré, một sara của thợ săn. Sara là các ca sĩ-nhạc công đặc biệt không chỉ là người kể truyện, hát sử thi, mà còn là người có "căn số". Họ hát ca ngợi vĩ nhân và boliw

Bà Catherine De Clippel - nhà nhân chủng học, chủ nhân của các hiện vật và bức ảnh trưng bày tại triển lãm sau hơn 30 năm nghiên cứu tại Mali

Mali là một quốc gia nằm giữa vùng sa mạc ở Tây Phi. Nơi đây thời cổ đại đã từng là ngã ba của các giao lưu và hiện đang là của những chiến lược địa chính trị mới.

Mali có một bề dày lịch sử phong phú với nhiều vương triều nổi tiếng. Từ rất sớm đất nước này đã chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Tuy đạo Hồi là tôn giáo phổ thông ở Mali ngày nay, nhưng nền văn hóa bản đại Bamanaya hàng nghìn năm vẫn sống động.

Người Bamana là cộng đồng văn hóa chủ đạo ở Mali. Tiếng Bamana được đa số cư dân Mali sử dụng. Là người Bamana có nghĩa là cùng chia sẻ một thế giới quan chung theo đó tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của Myama – một thế lực vô hình tiềm ẩn những nguy hiểm.

Mỗi người Bamana đều thực hiện các lễ hiến sinh cho boliw (những vật thờ nổi tiếng có sức mạnh) và tìm cách xoay chuyển tình thế nhờ vào sự hiểu biết uyên thâm và thực hành nghi lễ. Quá trình chiếm lĩnh tri thức được thực hiện qua các loại thờ cúng khác nhau: một số là thờ cúng bắt buộc, để trở thành người lớn, số khác là của các hội kín, để củng cố quyền lực và giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Văn hóa Bamanaya được bảo lưu ở những vùng nông thôn, nó cũng lan truyền trong các thành phố lớn, qua cả mạng internet.


Vĩ Lam