- TS. Nguyễn Nhã, Viện trưởng Viện nghiên cứu ẩm thực Việt Nam, người có nhiều bài viết, đầu sách về ẩm thực, văn hóa Việt, gần đây đề xuất ý kiến chọn ngày ông Táo 23 tháng Chạp làm ngày Bếp Việt, bày tỏ quan điểm.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Ảnh; V.T)
TS Nguyễn Nhã: - Việt Nam có nền văn hóa lúa nước, tôi thấy rượu đế có thể phát triển thành quốc tửu. Rượu đế ngâm nếp than thành rượu nếp than, hoặc với các thức khác thì thành loại rượu khác nhau. Phải sản xuất quy mô, nâng lên tầm thương hiệu để trở thành quốc tửu.
Rượu là thứ thức uống mang đậm chất Việt, khi nó không chỉ được uống mà còn dùng để thờ, cúng. Mà không phải thờ cúng bằng rượu là cổ súy cho việc uống rượu. Rượu có giá trị của nó trong việc thưởng thức. Uống nhiều thì mới say xỉn, có hại. Thay vì ăn tiệc vẫn dùng rượu tây, thì ta dùng rượu Việt.
Quốc tửu có giá trị trong việc cổ súy cho nền văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc Việt. Không chỉ trong những buổi tiệc bình thường, mà trong các buổi tiếp đón quốc khách, nếu không có quốc tửu thì sao? Vậy thì ta phải phát triển, nâng chất lượng rượu khi có hàng trăm loại rượu khác nhau.
Uống rượu điều độ thì không sao
cả, đâu phải ai cũng uống nhiều, nên tôi không ngại nói đến chuyện chọn quốc tửu.
Uống xả láng mới là cổ súy cho chuyện nhậu nhẹt say sưa.
Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có lĩnh vực ẩm thực, thì tất cả đều phải có tính Việt cao. Đồng thời phải phát huy nó tốt hơn, nếu là quốc tửu thì phải có giá trị về mọi mặt.
Những cuộc bình chọn như thế này có phải là một trong những vấn đề mới mẻ, nảy sinh trong đời sống hiện đại, khi đời sống kinh tế của chúng ta khá lên, giao lưu nhiều với quốc tế?
- Đúng vậy. Cách bình chọn ngày nay mới, khác xưa. Xưa nó ở trong lòng người. Khi người ta thích thì cứ thế mà đồng lòng làm, nó thể hiện truyền thống. Dĩ nhiên, việc bình chọn tạo ra phòng trào, nhà tổ chức nhắm mục tiêu, mục đích nào đó nên làm. Theo tôi, dần dần người ta cũng quen với việc bình chọn. Cái gì mà người ta chọn đúng thì sẽ để lại lâu dài, không chọn đúng thì sau này sẽ có lựa chọn khác.
Vấn đề là chọn đúng, mang tính truyền thống lâu đời, thể hiện được lòng người. Đó là hướng riêng để thể hiện bản sắc dân tộc, theo tôi là rất cần trong thời đại này để hòa mình, hòa nhập mà không hòa tan.
Nhưng liệu cuộc bình chọn này có mang tính phong trào, thiếu thực chất, thưa ông?
- Thực chất hay không phụ thuộc vào độ lâu dài của nó. Thích mà làm về sau lại thôi thì đó là không thực chất còn nếu thực sự quan tâm đến một biểu trưng lâu dài của cả dân tộc, nghĩ đến một tầm nhìn xa thì là thực chất. Làm để chơi cho vui là một chuyện, còn khi có ý thức về hình ảnh dân tộc mạnh mẽ, cố gắng để làm thì là chuyện khác.
Bình chọn khách quan, uy tín, làm đúng nguyên tắc thì không sao. Khi làm như thế sẽ dấy lên tinh thần dân tộc, nhiều người sẽ quan tâm hơn. Đây là vấn đề xã hội, quan trọng là nó có được lòng mọi người hay không.
Tất nhiên, việc bình chọn quốc hoa, quốc phục, quốc tửu là việc mới ở ta, nên cần lấy ý kiến chân thực, chính xác hơn con số vài mươi phần trăm hiện nay so với dân số cả nước. Sẽ có những sự dè dặt, nên hãy cứ tiến hành từng bước.
Loại rượu nào sẽ được chọn làm quốc tửu? (Ảnh: HG)