- Rất nhiều độc giả gửi thư về tòa
soạn để thể hiện nỗi bức xúc và sự đau xót trước vụ việc ngôi chùa ngàn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng.
Không thể lấp liếm, đánh bùn sang ao!
Chùa Trăm Gian với những đám gạch ngói ngổn ngang. Ảnh chụp ngày 29/8. |
Bạn đọc tên Thu ở địa chỉ email: anhthu_scthd@yahoo.com cho rằng cần phải lên tiếng mạnh mẽ! "Tôi rất mong báo chí hãy lên tiếng mạnh mẽ để các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm đưa ra sự thật về việc phá chùa Trăm Gian. Nhất định phải có người, cơ quan quản lý chịu trách nhiệm và phải xử lý đúng theo luật, không thể lấp liếm, đánh bùn sang ao rồi để chìm xuồng, tiếp tục tạo ra lệ xấu cho việc khoác áo trùng tu để phá hoại di tích.
Nếu không ngăn chặn kịp thời, những kẻ tham tiền bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật đang đầy rẫy trong xã hội ta sẽ tiếp tục "hoá kiếp" cho các di tích ít ỏi còn lại, thì chúng ta còn gì nữa? Di tích mất = giá trị văn hoá mất tiền của dân mất. Thật đau xót quá!"
Độc giả gửi thư phản hồi từ địa chỉ hue0611@gmail.com thắc mắc: "Chùa Trăm Gian được trùng tu suốt mấy tháng trời mà cho đến bây giờ gần như là xong rồi báo chí mới nói. Vậy những người dân xung quanh, những người hiểu biết về giá trị lịch sử của Chùa tại sao không lên tiếng sớm hơn từ khi chùa mới manh nha bị phá bỏ? Đây thật là điều khó hiểu.
Đọc mà thấy bức xúc quá. Một ngôi chùa cổ kính nghìn năm như thế mà bị phá bỏ trong phút chốc. Rồi thì đợi mọi việc đã an bài xong rồi, mới thấy đài báo nói, các cơ quan chức năng thì giải thích vòng quanh. Bây giờ thì cũng còn biết làm gì khác ngoài xử phạt? Vậy chúng ta thử chờ đợi xem, ai là người bị phạt? Và bị xử phạt như thế nào nhé".
"Câu hỏi quá đúng: "Sao làm trót
lọt?". Cả một công trình đồ sộ, chuẩn bị một thời gian dài dễ chừng phải mất
hàng năm. Câu hỏi tiếp ở đây là trách nhiệm thuộc về ai?", độc giả Hồng Anh ở
địa chỉ hanh@hotmail.com đặt câu hỏi.
Với tiêu đề thư Thế nào là bảo vệ di tích, bạn đọc Phan Mạnh Hùng ở địa chỉ
email: manhhung_rsc@yahoo.com.vn
viết: "Chúng ta đã cấp phép và giấy chứng nhận cho rất nhiều Di tích, nhưng thử
hỏi người dân và chính quyền địa phương tại đó hiểu thế nào là Di tích chưa và
giá trị của Di tích là gì? Trả lời được các câu hỏi đó thì may ra mới bảo vệ
được Di tích.
Chùa Trăm Gian là Di tích lịch sử
của cả nước, được đưa vào sách giáo khoa lịch sử để minh chứng cụ thể cho văn
hóa Việt mà còn bị chính những người trông coi làm mất đi hình ảnh lịch sử thì
các Di tích khác thế nào?".
Trong khi đó bạn đọc Trần Minh ở địa chỉ email:
vanminhtr57@yahoo.com.vn thắc mắc:
"Chẳng lẽ trùng tu ngôi chùa với kinh phí lớn như vậy mà không có dự án, dự toán
hay sao? Ai là người có thẩm quyền phê duyệt dự án này, chẳng lẽ người quản lý
chùa tự làm tất cả. Vô lý thật!".
Gay gắt hơn, thư phản hồi của độc giả Nguyễn Kim Ngọc (kimngocbhxh@gmail.com) với tiêu đề Cần bỏ tù những kẻ bắn đại bác vào lịch sử viết: "Tôi thiết nghĩ những tinh hoa văn hóa kết tinh hàng ngàn năm, những di tích lịch sử đã trường tồn hàng ngàn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, trải qua bao sự bào mòn của thời gian, của thiên tai, chịu sự hủy hoại của chiến tranh mà vẫn trường tồn đến ngày nay vậy mà bị phá hủy bởi những kẻ "óc bã đậu".
Cứ theo luật mà làm, nếu chế tài chưa đủ mạnh thì phải sửa luật, phải bỏ tù những kẻ phá hoại văn hóa này. Cần phải xử nghiêm những kẻ có trách nhiệm để làm gương cho sau này. Việt Nam đã trải qua bao cuộc chiến tranh nên không còn quá nhiều di sản văn hóa để mà phá hủy, để mà lãng phí như thế...".
Sự vô cảm trong quản lý di sản!
Trong chùa đâu đâu cũng thấy sơn mới. |
Ngay khi Vietnamnet đăng tải loạt bài xâm hại di tích chùa Trăm Gian, bạn đọc Nguyễn Duy Xuân ở địa chỉ email: duyxuan57@yahoo.com đã gửi một bài viết phản hồi tâm huyết về tòa soạn qua hòm thư nóng với tựa đề Sự vô cảm trong quản lý di sản!
"Vụ trùng tu hủy hoại chùa Trăm
Gian đang làm rúng động dư luận mấy ngày nay. Những di sản vô giá của ông cha
đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt dần bởi cung cách quản lí và trùng tu có một
không hai trên thế giới.
Mới đây, trả lời câu hỏi của phóng viên rằng, nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp phía
trước tiền đường của chùa Trăm gian đã bị phá ra rồi, "làm lại" được không, ông
Chánh thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành nói: “Sao lại không làm lại được.
Chúng tôi vừa mới xuống kiểm tra. Các chân tảng… của chùa vẫn còn nguyên. Gỗ thì
vẫn thế thôi. Làm lại thôi chứ có gì đâu".
“Làm lại thôi chứ có gì đâu”! Nghe câu trả lời của ông quan chánh mà cứ thấy rờn
rợn. Có lẽ thế mà khi di tích bị phá nát, dư luận lên án buộc phải lên tiếng thì
từ trên cao các vị mới phán: “Làm lại thôi chứ có gì đâu”? Thật là vô tâm, vô
cảm.
Sự vô cảm đối với trách nhiệm (chứ không vô cảm đối với quyền lợi đâu nhé) đang
là căn “bệnh’ phổ biến của tầng lớp quan chức hiện nay. Một ngôi chùa nổi tiếng
bị phá dỡ ngay giữa thủ đô không chỉ ngày một ngày hai, đâu phải là cái kim sợi
chỉ gì, thế mà cả hệ thống chính quyền cùng cơ quan chức năng từ xã, huyện,
thành phố đến trung ương đều không hay biết? Khi vụ việc bị báo chí phanh phui,
hỏi đến cấp nào cũng chỉ nhận được cái lắc đầu: không biết!
Có lẽ vì đã “đá” hết sang cho dân nên bây chừ các quan mới thực thi chức trách
nhiệm vụ của mình theo phương châm “không biết, không làm, không kiểm tra”
chăng?".
Khó trả lại nguyên trạng cho ngôi chùa ngàn tuổi. |
Họp báo "công bố toàn bộ sự thật" trong việc tu bổ di tích chùa Trăm Gian! Ngày 29/8, Lãnh đạo UBND TP.HN đã
làm việc với các cơ quan liên quan đến vụ xâm hại di tích chùa Trăm Gian. Phó
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có văn bản giao Sở VHTTDL Hà Nội
và UBND huyện Chương Mỹ và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm điểm, xử lý
nghiêm trước ngày 20/9 các cá nhân và tập thể liên quan có hành vi xâm hại chùa
Trăm Gian. Chiều 30/8, Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Quang Long đã chủ trì cuộc họp báo về việc tu bổ di tích chùa Trăm Gian. Nội dung của cuộc họp là thông báo cho giới truyền thông toàn bộ sự thật trong việc tu bổ di tích chùa Trăm Gian. |
Ảnh: Anh Tuấn