- Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) được chính thức được công nhận di tích quốc gia. Lãnh đạo tỉnh Hà Giang công bố tại buổi họp báo vào chiều ngày 6/9.
Ruộng bậc thang Hà Giang có danh xưng mới
Cuộc họp báo chiều ngày 6/9 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Sèn Chỉn Ly phụ trách, lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan của Hà Giang đã thông tin với báo chí Trung ương và địa phương về việc Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được Bộ VHTTDL chính thức cấp bằng công nhận Di tích Quốc gia.
Lễ đón nhận danh hiệu này sẽ được Hà Giang tổ chức vào ngày 16/9 tới đây tại trung tâm hành chính huyện Hoàng Su Phì – thị trấn Vinh Quang. Đây sẽ là một chương trình nghệ thuật hoành tráng, quy mô để Hoàng Su Phì giới thiệu với cả nước những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với tập tục canh tác truyền đời của cha ông: ruộng bậc thang.
Theo đó, Bộ VHTTDL chính thức công nhận 760ha diện tích ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì tại các điểm xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ (nơi tập trung quần cư của người Dao Áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (của người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (của người Dao đỏ).
Đây là những xã tập trung các điểm/khu ruộng bậc thang với quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú, đa dạng làm đắm say lòng du khách.
Hoàng Su Phì là một trong hai huyện núi đất nằm ở phía Tây của Hà Giang, cách trung tâm hành chính của Hà Giang 110km. Toàn huyện có 24 xã, 1 thị trấn; tổng diện tích tự nhiên hơn 63.443ha; dân số 60.780 người.
Với địa hình tự nhiên tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi địa hình núi cao, độ dốc lớn; sông Chảy và sông Bạc là hai dòng thủy lưu chính chảy qua địa bàn huyện… đã hình thành những thung lũng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển.
Từ ngàn đời nay, theo đặc điểm tự nhiên, người dân Hoàng Su Phì đã canh tác, sản xuất hình thành những khu ruộng bậc thang, được kế thừa từ đời này sang đời khác, với các phương thức sản xuất riêng có theo phong tục, tập quán, văn hóa… của từng dân tộc.
Toàn huyện Hoàng Su Phì có 3.400ha diện tích canh tác ruộng bậc thang – một con số được xếp vào loại lớn của các huyện khu vực vùng núi phía Bắc. Đây là những khu ruộng có tuổi đời chừng 300 năm, được khai phá, kiến tạo và mở rộng bởi công sức ngàn đời của 14 dân tộc anh em quần cư trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
“Với sự kiện văn hóa này, Hà Giang nâng con số các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương lên 25 điểm, trong đó có 7 di tích cấp Quốc gia, kể cả di tích Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang, ông Hoàng Văn Kiên thông tin.
Đời sống người dân sẽ thay đổi?
Đây là lần thứ hai, ngành văn hóa Việt Nam tôn vinh một giá trị vật thể có tên Ruộng bậc thang – hình thức canh tác truyền thống và phổ biến của bà con, dân tộc cư trú ở các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trước đó, ruộng bậc thang Trạm Tấu – Mù Cang Chải cũng đã được gắn thêm danh xưng văn hóa tương tự. Đây là những địa danh mà khách du lịch cả trong và ngoài nước đều hóa hức muốn được một lần tận mắt chứng kiến về những vẻ đẹp hoành tráng được tạo nên bởi các quần thể ruộng bậc thang tựa như một bức tranh sắp đặt.
Trước khi là di tích, những thửa ruộng bậc thang này là tư liệu sản xuất chính được thừa kế từ nhiều đời của bà con dân tộc vùng cao. Khi được đặt thêm danh xưng mới này, nó vẫn không thay đổi giá trị sử dụng, phương thức canh tác, và cả giá trị thẩm mỹ, cảnh quan.
Trước đó, Hà Giang đã đón nhận Công viên Địa chất cho quần thể địa hình vùng núi đá thuộc bốn huyện miền núi phía Đông, bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Rất nhiều câu hỏi đã được các phóng viên báo chí nêu ra tại buổi họp báo, về việc giữ gìn di sản này như thế nào sau khi được công nhận, nhất là khi nó là tư liệu sản xuất, người dân hàng ngày, hàng giờ vẫn tác động vào nó, và dựa vào nó để sống; các phương án bảo vệ và phát triển trong tương lai; đời sống người dân có được thay đổi theo hướng tích cực hay không…?
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, ông Hoàng Hải Lý thông tin: Hoàng Su Phì kỳ vọng, sự kiện văn hóa, chính trị này sẽ có ý nghĩa như một cú hích để Hoàng Su Phì phát triển kinh tế, xã hội… trong tương lai.
Theo ông Lý, Hoàng Su Phì là huyện miền núi, 100% người dân sản xuất nông nghiệp và đó cũng là nguồn thu, thế mạnh lớn nhất của huyện. Quy mô diện tích, địa hình, bình độ… của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lớn hơn nhiều so với ruộng bậc thang Mùa Cang Chải – Trạm Tấu. Tập quán canh tác… cũng có sự khác biệt theo văn hóa riêng của mỗi dân tộc bản địa. Gắn với tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất… của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc… là một đời sống văn hóa đa dạng, phong phú, giàu ý nghĩa lịch sử và nhân văn.
Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì cho biết huyện đang đẩy mạnh chuyển đổi giống lúa có năng suất, chất lượng cao để giao bà con canh tác thử nghiệm, nếu có hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng và phổ biến. Huyện cũng đã chuẩn bị đưa vào sản xuất nhiều giống rau mới vào vụ đông để thâm canh theo mùa, giúp bà con nông dân làm giàu được trên những thửa ruộng của cha ông được phong di tích.
Việc bảo vệ, phát triển di tích Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì thời gian tới sẽ được đẩy mạnh theo hướng phát triển các tour, tuyến du lịch liên thông với Bắc Hà (Lào Cai); Mù Cang Chải – Trạm Tấu (Yên Bái), Công viên Địa chất Đồng Văn – Mèo Vạc…. Hạ tầng vật chất cũng sẽ được đầu tư nâng cấp và xây mới. Hoàng Su Phì cũng sẽ hướng đến việc khai thác các nông sản quý của bản địa để phục vụ khách du lịch, lấy đó là nguồn thu của người dân.
“Phong di tích cho Ruộng bậc thang cũng cần nghĩ tới việc người dân sẽ được lợi gì về việc này. Nếu đời sống kinh tế người dân không thay đổi theo hướng tích cực thì danh xưng đó cũng không có nhiều giá trị. Chúng tôi cũng đã đề xuất với các công ty du lịch, họ nên trích mỗi đầu du khách 1 USD để trả cho bà con bản địa – chủ nhân thực sự của di tích Ruộng bậc thang mà du khách nào cũng muốn được lên chiêm ngưỡng…”.
Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì cũng cho biết huyện chủ trương giữ nguyên phương thức canh tác truyền thống, vật liệu sử dụng… của bà con tại những khu vực ruộng bậc thang được công nhận di tích để bảo nguyên giá trị thẩm mỹ truyền thống của nó (hệ thống tưới tiêu truyền thống của người bản địa). Dự án xây dựng Nông thôn mới đang được triển khai xây dựng trong cả nước, Hoàng Su Phì sẽ cố gắng chỉ xây dựng bê-tông hóa đường nông thôn; tránh không bê-tông hóa hệ thống tưới tiêu tại những khu vực ruộng bậc thang được phong di sản.
Kiên Trung
Ruộng bậc thang Hà Giang có danh xưng mới
Những bức tranh diễm tình được tạo bởi bàn tay lao động ngàn đời của người dân bản địa Hoàng Su Phì sẽ được tôn vinh. |
Cuộc họp báo chiều ngày 6/9 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Sèn Chỉn Ly phụ trách, lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan của Hà Giang đã thông tin với báo chí Trung ương và địa phương về việc Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được Bộ VHTTDL chính thức cấp bằng công nhận Di tích Quốc gia.
Lễ đón nhận danh hiệu này sẽ được Hà Giang tổ chức vào ngày 16/9 tới đây tại trung tâm hành chính huyện Hoàng Su Phì – thị trấn Vinh Quang. Đây sẽ là một chương trình nghệ thuật hoành tráng, quy mô để Hoàng Su Phì giới thiệu với cả nước những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với tập tục canh tác truyền đời của cha ông: ruộng bậc thang.
Theo đó, Bộ VHTTDL chính thức công nhận 760ha diện tích ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì tại các điểm xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ (nơi tập trung quần cư của người Dao Áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (của người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (của người Dao đỏ).
Đây là những xã tập trung các điểm/khu ruộng bậc thang với quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú, đa dạng làm đắm say lòng du khách.
Hoàng Su Phì là một trong hai huyện núi đất nằm ở phía Tây của Hà Giang, cách trung tâm hành chính của Hà Giang 110km. Toàn huyện có 24 xã, 1 thị trấn; tổng diện tích tự nhiên hơn 63.443ha; dân số 60.780 người.
Với địa hình tự nhiên tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi địa hình núi cao, độ dốc lớn; sông Chảy và sông Bạc là hai dòng thủy lưu chính chảy qua địa bàn huyện… đã hình thành những thung lũng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển.
Từ ngàn đời nay, theo đặc điểm tự nhiên, người dân Hoàng Su Phì đã canh tác, sản xuất hình thành những khu ruộng bậc thang, được kế thừa từ đời này sang đời khác, với các phương thức sản xuất riêng có theo phong tục, tập quán, văn hóa… của từng dân tộc.
Toàn huyện Hoàng Su Phì có 3.400ha diện tích canh tác ruộng bậc thang – một con số được xếp vào loại lớn của các huyện khu vực vùng núi phía Bắc. Đây là những khu ruộng có tuổi đời chừng 300 năm, được khai phá, kiến tạo và mở rộng bởi công sức ngàn đời của 14 dân tộc anh em quần cư trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
“Với sự kiện văn hóa này, Hà Giang nâng con số các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương lên 25 điểm, trong đó có 7 di tích cấp Quốc gia, kể cả di tích Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang, ông Hoàng Văn Kiên thông tin.
Đời sống người dân sẽ thay đổi?
Đây là lần thứ hai, ngành văn hóa Việt Nam tôn vinh một giá trị vật thể có tên Ruộng bậc thang – hình thức canh tác truyền thống và phổ biến của bà con, dân tộc cư trú ở các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trước đó, ruộng bậc thang Trạm Tấu – Mù Cang Chải cũng đã được gắn thêm danh xưng văn hóa tương tự. Đây là những địa danh mà khách du lịch cả trong và ngoài nước đều hóa hức muốn được một lần tận mắt chứng kiến về những vẻ đẹp hoành tráng được tạo nên bởi các quần thể ruộng bậc thang tựa như một bức tranh sắp đặt.
Trước khi là di tích, những thửa ruộng bậc thang này là tư liệu sản xuất chính được thừa kế từ nhiều đời của bà con dân tộc vùng cao. Khi được đặt thêm danh xưng mới này, nó vẫn không thay đổi giá trị sử dụng, phương thức canh tác, và cả giá trị thẩm mỹ, cảnh quan.
Trước đó, Hà Giang đã đón nhận Công viên Địa chất cho quần thể địa hình vùng núi đá thuộc bốn huyện miền núi phía Đông, bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Rất nhiều câu hỏi đã được các phóng viên báo chí nêu ra tại buổi họp báo, về việc giữ gìn di sản này như thế nào sau khi được công nhận, nhất là khi nó là tư liệu sản xuất, người dân hàng ngày, hàng giờ vẫn tác động vào nó, và dựa vào nó để sống; các phương án bảo vệ và phát triển trong tương lai; đời sống người dân có được thay đổi theo hướng tích cực hay không…?
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, ông Hoàng Hải Lý thông tin: Hoàng Su Phì kỳ vọng, sự kiện văn hóa, chính trị này sẽ có ý nghĩa như một cú hích để Hoàng Su Phì phát triển kinh tế, xã hội… trong tương lai.
Theo ông Lý, Hoàng Su Phì là huyện miền núi, 100% người dân sản xuất nông nghiệp và đó cũng là nguồn thu, thế mạnh lớn nhất của huyện. Quy mô diện tích, địa hình, bình độ… của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lớn hơn nhiều so với ruộng bậc thang Mùa Cang Chải – Trạm Tấu. Tập quán canh tác… cũng có sự khác biệt theo văn hóa riêng của mỗi dân tộc bản địa. Gắn với tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất… của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc… là một đời sống văn hóa đa dạng, phong phú, giàu ý nghĩa lịch sử và nhân văn.
Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì cho biết huyện đang đẩy mạnh chuyển đổi giống lúa có năng suất, chất lượng cao để giao bà con canh tác thử nghiệm, nếu có hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng và phổ biến. Huyện cũng đã chuẩn bị đưa vào sản xuất nhiều giống rau mới vào vụ đông để thâm canh theo mùa, giúp bà con nông dân làm giàu được trên những thửa ruộng của cha ông được phong di tích.
Việc bảo vệ, phát triển di tích Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì thời gian tới sẽ được đẩy mạnh theo hướng phát triển các tour, tuyến du lịch liên thông với Bắc Hà (Lào Cai); Mù Cang Chải – Trạm Tấu (Yên Bái), Công viên Địa chất Đồng Văn – Mèo Vạc…. Hạ tầng vật chất cũng sẽ được đầu tư nâng cấp và xây mới. Hoàng Su Phì cũng sẽ hướng đến việc khai thác các nông sản quý của bản địa để phục vụ khách du lịch, lấy đó là nguồn thu của người dân.
Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì cũng cho biết huyện chủ trương giữ nguyên phương thức canh tác truyền thống, vật liệu sử dụng… của bà con tại những khu vực ruộng bậc thang được công nhận di tích để bảo nguyên giá trị thẩm mỹ truyền thống của nó (hệ thống tưới tiêu truyền thống của người bản địa). Dự án xây dựng Nông thôn mới đang được triển khai xây dựng trong cả nước, Hoàng Su Phì sẽ cố gắng chỉ xây dựng bê-tông hóa đường nông thôn; tránh không bê-tông hóa hệ thống tưới tiêu tại những khu vực ruộng bậc thang được phong di sản.
Kiên Trung