Nền công nghiệp showbiz ở ta đang vận hành không theo một quy trình nào. Sự nghiệp dư này đang là thứ thuốc độc giết hại nhanh nhất các tài năng.
TIN BÀI KHÁC
Tai tiếng showbiz Việt: Quá định mức, hết khuây khỏa!
Nhức nhối nạn bạo hành trong showbiz
Showbiz Việt: Dạy gì và dạy như thế nào?
Nhức nhối nạn bạo hành trong showbiz
Showbiz Việt: Dạy gì và dạy như thế nào?
Bệ phóng đã hỏng
Vài năm trước đây, khi sóng truyền hình Việt chưa bị xâm chiếmcơn lốctruyền hình thực tế, người ta đã mặc định, được xuất hiện trong một cuộc thi trên truyền hình, như Sao mai, Sao mai điểm hẹn, và giành giải nghiễm nhiên sẽ trở thành ngôi sao.
Bệ phóng tuyệt vời đó đã hỏng… từ lâu.
Đến nỗi, Sao mai điểm hẹn, bệ đỡ từng phóng vào làng nhạc Việt hàng loạt tên tuổi hai mùa đầu tiên (2004, 2006), đến nay đã gần như chính thức bị xóa khỏi tầm quan tâm của công chúng hâm mộ các cuộc thi hát. Đó là khi ba mùa liên tiếp (2008, 2010 và 2012 đang phát sóng) nó không thể “khai quật” được một tài năng nào đáng kể cho làng nhạc.
Vài năm trước đây, khi sóng truyền hình Việt chưa bị xâm chiếmcơn lốctruyền hình thực tế, người ta đã mặc định, được xuất hiện trong một cuộc thi trên truyền hình, như Sao mai, Sao mai điểm hẹn, và giành giải nghiễm nhiên sẽ trở thành ngôi sao.
Bệ phóng tuyệt vời đó đã hỏng… từ lâu.
Đến nỗi, Sao mai điểm hẹn, bệ đỡ từng phóng vào làng nhạc Việt hàng loạt tên tuổi hai mùa đầu tiên (2004, 2006), đến nay đã gần như chính thức bị xóa khỏi tầm quan tâm của công chúng hâm mộ các cuộc thi hát. Đó là khi ba mùa liên tiếp (2008, 2010 và 2012 đang phát sóng) nó không thể “khai quật” được một tài năng nào đáng kể cho làng nhạc.
Sự thất thế của Sao mai điểm hẹn trong mùa thứ 5
năm là hậu quả tất yếu của việc… không biết mình là ai, khi nhà đài đã
quá tự tin vào sức mạnh của mình. Một bệ phóng mới đã ra đời và hiện
đang gây sốt trong công chúng: Cuộc thi The Voice, có tên tiếng Việt là
Giọng hát Việt.
Cùng với Vietnam Idol, The Voice đang được xem là bệ phóng khả quan cho các tài năng âm nhạc trong thời điểm hiện nay.
Nói là khả quan, chứ không dám nói là bệ phóng tốt, như việc mà Sao mai điểm hẹn đã làm được trong hai mùa thi đầu tiên, bởi giờ “hàm lượng tài năng” trong các chương trình truyền hình thực tế, ít, mà scandal thì nhiều. Nên chẳng ai dám chắc những thí sinh lên ngôi tại hai cuộc tìm kiếm tài năng ca hát đình đám trên sẽ trở thành một tài năng… sống được sau cuộc thi.
Cùng với Vietnam Idol, The Voice đang được xem là bệ phóng khả quan cho các tài năng âm nhạc trong thời điểm hiện nay.
Nói là khả quan, chứ không dám nói là bệ phóng tốt, như việc mà Sao mai điểm hẹn đã làm được trong hai mùa thi đầu tiên, bởi giờ “hàm lượng tài năng” trong các chương trình truyền hình thực tế, ít, mà scandal thì nhiều. Nên chẳng ai dám chắc những thí sinh lên ngôi tại hai cuộc tìm kiếm tài năng ca hát đình đám trên sẽ trở thành một tài năng… sống được sau cuộc thi.
Sao mai điểm hẹn bị xóa khỏi tâm quan tâm của công chúng |
Nên nhớ, Vietnam Idol hai mùa đầu tiên được đánh giá là không thành công, đặc biệt mùa thứ 2, bị khán giả quay lưng đến nỗi phải bật khỏi kênh VTV3, sang VTV6.
Chỉ đến mùa thứ ba, sau khi đổi nhà sản xuất, với sự kết hợp khéo léo giữa các chiêu trò scandal gây sóng gió dư luận và “định hướng” công chúng quá khéo khi giữ được hai thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi là Uyên Linh và Mai Hương cho đến tận đêm thi cuối cùng, nới tạo được hiệu ứng với công chúng.
The Voice Vietnam, chương trình tìm kiếm giọng hát Việt với format được cho là hấp dẫn nhất thế giới hiện nay đang tạo ra hiệu ứng sâu rộng trong khán giả xem truyền hình khi phát hiện ra khá nhiều tài năng ca hát. Nhưng “đường dài mới hay ngựa tốt”, chưa đến cuối mùa, chưa dám nói.
The Voice chỉ là cái bệ phóng tài năng tốt khi người chiến thắng trong đêm chung kết vào tháng 12 tới thực sự là một tài năng âm nhạc. Còn không, mọi hiệu ứng mà cuộc thi làm được, chẳng giúp ích được gì cho các thí sinh của họ sau khi rời cuộc thi.
Nhìn vào tần suất của các cuộc thi tìm kiếm tài năng trên truyền hình hiện nay, không thể nói chúng ta đang thiếu những bệ phóng cho tài năng tỏa sáng. Nhưng thực tế, cuộc thi thì nở rộ, tài năng được phát lộ thì nhiều nhưng hầu hết các tài năng đều "chết yểu". Điều này chẳng có gì khó hiểu khi, tài năng trong “thời loạn tài năng” này cũng “vàng thau lẫn lộn”.
Đất nào để tài năng Việt nảy mầm?
Câu “hữu xạ tự nhiên hương” giờ đã xưa rồi. Trong thời đại này, dù là tài năng xuất chúng cũng chưa chắc đã sống nổi. Đơn giản bởi, chế độ ưu đãi hiền tài đã bị xóa sổ trong một đời sống showbiz thiên về bề nổi như hiện nay.
Lê Cát Trọng Lý, một tài năng âm nhạc được nhắc đến như là hiện tượng trong làng văn nghệ thời gian qua. Nhưng cho đến giờ cô cũng đang chọn cho mình một lối đi khác, tách biệt khỏi showbiz. Có thể, nó tốt cho cô, nhưng không thể phủ nhận, đó là một thất bại với một tài năng, khi chưađượcsố đông công chúng đón nhận.
Nói đến hai chữ “thất bại” với Lê Cát Trọng Lý, tuy hơi nặng, nhưng xét dưới góc độ của một tài năng pop, thì đó là sự thật. Vì, nếu tài năng, nhưng chỉ có độ phủ sóng hẹp, thì tài năng cũnguổng phí.
Lê Cát Trọng Lý đã chọn một lối đi khác |
Thời gian qua, Lê Cát Trọng Lý nhận được sự hậu
thuẫn khá lớn từ giới chuyên môn khi cô được phóng lên từ bệ phóng Bài
hát Việt. Cô cũng là nghệ sĩ độc lập chiếm được cảm tình của không ít
các nhà báo.
Nhưng những thứ trên chẳng giúp cho tài năng này nhiều. Đơn giản, nó chỉ là thứ phụ trợ, âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý mới là vũ khí chính giúp cô tỏa sáng. Nhưng Lý chọn theo dòng indie. Do đó tính phổ thông của những sáng tác mang tên Lê Cát Trọng Lý dĩ nhiên kém.
Nói chuyện của Lê Cát Trọng Lý để thấy hiện tại, showbiz Việt cũng có những tài năng trẻ, chứ không chỉ là những tài năng kiểu ”tài năng Việt Nam”, như trong một cuộc thi tìm kiếm có tên tương tự. Nhưng, từ chuyện của Lê Cát Trọng Lý, cũng thấy các tài năng đang rất khó khăn trong việc định hình tài năng của mình.
Showbiz Việt cho đến giờ vẫn là một cộng đồng “mang nặng tính làng”. Sự nghiệp dư đang là thứ thuốc độc giết hại nhanh nhất các tài năng. Nghiệp dư ở đây cần được hiểu theo một ý rất rộng, nghiệp dư khán giả trở đi cho đến nghệ sĩ, đến guồng máy vận hành nền công nghiệp showbiz và cả truyền thông. Nền công nghiệp showbiz (tạm gọi là thế, thực chất chúng ta chưa có thứ công nghiệp này) đang vận hành không theo một quy trình nào cả.
Đơn cử, nền âm nhạc của chúng ta hiện nay hoàn toàn chưa có được một cái chuẩn quốc tế. Chúng ta đang sử dụng một ngôn ngữ riêng, một cách làm riêng. Không ở nền công nghiệp showbiz nào mà vai trò của các hãng ghi âm, các công ty quản lý tài năng lại bị coi thường như ở Việt Nam.
Một quy trình đơn giản cho việc lăng xê một tài năng âm nhạc ở các nền showbiz phát triển là họ buộc phải có hợp đồng ghi âm với một trong những hàng đĩa lớn hàng đầu. Và để có được hợp đồng này, họ có thể tìm kiếm cơ hội trong hàng trăm các cuộc thi thố trên truyền hình, giống ở Việt Nam hoặc theo con đường chính thống, gửi các bản ghi âm tới các hãng đĩa để được chọn. Khi đã lọt vào dây chuyền của nền công nghiệp trên, nếu tài năng của bạn thực sự xuất sắc, bạn sẽ tỏa sáng. Đơn giản bởi bạn sẽ được hỗ trợ đủ mọi thứ để trở thành ngôi sao.
Ở ta thì ngược lại, tất cả các tài năng đều phải tự mình bơi trong cái biển showbiz. Không có sự đỡ đầu của các Mạnh Thường Quân, là các hãng ghi âm, các tài năng như Lê Cát Trọng Lý khó có đất sống nếu họ không thỏa hiệp chiều theo cái gu của số đông công chúng.
Mặt bằng thưởng thức của khán giả Việt hiện được cho là khá thấp. Những nghệ sĩ có tài thường có thiên hướng chọn cho mình một con đường đi riêng, âm nhạc hay điện ảnh đều thế, để hình thành nên dòng tác phẩm mang tính tác giả.
Với mặt bằng thưởng thực có hạn trên, đương nhiên, những dòng tác phẩm mang đậm phong vị cá nhân của các tài năng sẽ là “khó nuốt” với đa số công chúng. Cộng vào đó, họ không nhận được bất cứ sự tiếp sức nào “ra tiền”. Con đường tất yếu của các tài năng sẽ là đi đến chỗ chết.
Nhưng những thứ trên chẳng giúp cho tài năng này nhiều. Đơn giản, nó chỉ là thứ phụ trợ, âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý mới là vũ khí chính giúp cô tỏa sáng. Nhưng Lý chọn theo dòng indie. Do đó tính phổ thông của những sáng tác mang tên Lê Cát Trọng Lý dĩ nhiên kém.
Nói chuyện của Lê Cát Trọng Lý để thấy hiện tại, showbiz Việt cũng có những tài năng trẻ, chứ không chỉ là những tài năng kiểu ”tài năng Việt Nam”, như trong một cuộc thi tìm kiếm có tên tương tự. Nhưng, từ chuyện của Lê Cát Trọng Lý, cũng thấy các tài năng đang rất khó khăn trong việc định hình tài năng của mình.
Showbiz Việt cho đến giờ vẫn là một cộng đồng “mang nặng tính làng”. Sự nghiệp dư đang là thứ thuốc độc giết hại nhanh nhất các tài năng. Nghiệp dư ở đây cần được hiểu theo một ý rất rộng, nghiệp dư khán giả trở đi cho đến nghệ sĩ, đến guồng máy vận hành nền công nghiệp showbiz và cả truyền thông. Nền công nghiệp showbiz (tạm gọi là thế, thực chất chúng ta chưa có thứ công nghiệp này) đang vận hành không theo một quy trình nào cả.
Đơn cử, nền âm nhạc của chúng ta hiện nay hoàn toàn chưa có được một cái chuẩn quốc tế. Chúng ta đang sử dụng một ngôn ngữ riêng, một cách làm riêng. Không ở nền công nghiệp showbiz nào mà vai trò của các hãng ghi âm, các công ty quản lý tài năng lại bị coi thường như ở Việt Nam.
Một quy trình đơn giản cho việc lăng xê một tài năng âm nhạc ở các nền showbiz phát triển là họ buộc phải có hợp đồng ghi âm với một trong những hàng đĩa lớn hàng đầu. Và để có được hợp đồng này, họ có thể tìm kiếm cơ hội trong hàng trăm các cuộc thi thố trên truyền hình, giống ở Việt Nam hoặc theo con đường chính thống, gửi các bản ghi âm tới các hãng đĩa để được chọn. Khi đã lọt vào dây chuyền của nền công nghiệp trên, nếu tài năng của bạn thực sự xuất sắc, bạn sẽ tỏa sáng. Đơn giản bởi bạn sẽ được hỗ trợ đủ mọi thứ để trở thành ngôi sao.
Ở ta thì ngược lại, tất cả các tài năng đều phải tự mình bơi trong cái biển showbiz. Không có sự đỡ đầu của các Mạnh Thường Quân, là các hãng ghi âm, các tài năng như Lê Cát Trọng Lý khó có đất sống nếu họ không thỏa hiệp chiều theo cái gu của số đông công chúng.
Mặt bằng thưởng thức của khán giả Việt hiện được cho là khá thấp. Những nghệ sĩ có tài thường có thiên hướng chọn cho mình một con đường đi riêng, âm nhạc hay điện ảnh đều thế, để hình thành nên dòng tác phẩm mang tính tác giả.
Với mặt bằng thưởng thực có hạn trên, đương nhiên, những dòng tác phẩm mang đậm phong vị cá nhân của các tài năng sẽ là “khó nuốt” với đa số công chúng. Cộng vào đó, họ không nhận được bất cứ sự tiếp sức nào “ra tiền”. Con đường tất yếu của các tài năng sẽ là đi đến chỗ chết.
Tài năng nào cũng phải ngả mũ trước thảm họa truyền thông |
Hơn nữa trong cái nhốn nháo của làng showbiz đương thời, bất cứ tài năng nào cũng phải ngả mũ trước các “thảm họa truyền thông”. Chính sự nghiệp dư trong cách “chăm bẵm tài năng” của truyền thông đã góp một tay đẩy những tài năng nghệ thuật mau chóng bị dồn vào con đường cùng.
Những thực tế trên đang đẩy các tài năng bật ra khỏi quỹ đạo của guồng quay showbiz, nếu họ không muốn bị đồng hóa với những trò lố lăng. Tài năng nào cũng cần một mảnh đất để gieo mầm. Ở showbiz Việt, kiếm được tấc đất không dễ. Nên cái giá để trở thành một người tài thực thụ và sống được với cái tài đó đôi khi cũng quá đắt.
Trong cái chấp chới của những lo toan cuộc sống thường nhật kia, tài năng nào cũng đến lúc hụt hơi vì thiếu tiền, thiếu quan hệ, thiếu tư duy,… Và chẳng chóng thì chầy, tài năng sẽ chết. Tiếc lắm! Nhưng biết sao được, khi mảnh đất showbiz Việt, không phải là đất tốt cho những tài năng thực thụ.
Theo VTC