- Bình vôi, ống vôi, ống nhổ... có niên đại từ thời Lý của tầng lớp quý tộc triều Nguyễn và những bộ đồ ăn trầu độc đáo của giới bình dân đã có mặt trong buổi trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

Sáng 24/10, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam đã khai mạc trưng bày “Văn hóa trầu cau Việt Nam”.

Buổi triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 100 hiện vật, hình ảnh tiêu biểu: bình vôi, hộp trầu, ống nhổ... nhằm giới thiệu nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam và góp phần gìn giữ, phát huy một nét đẹp của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Đáng chú ý trong số này có bộ trầu thuốc và bình vôi được làm bằng gốm có từ thời Hùng Vương của nhà sưu tầm tầm Nguyễn Trung Thành.

Triển lãm diễn ra với ba chủ đề chính: Tục ăn trầu và giá trị của văn hóa trầu cau ở Việt Nam, tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người tại Việt Nam và việc bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau Việt Nam.

Ngoài những hiện vật cổ người xem còn được chiêm ngưỡng hình ảnh ăn trầu, cách têm trầu, mời trầu... những tập tục truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng phụ nữ Việt Nam cho biết Văn hóa ăn trầu Việt Nam có đường nét lịch sử lâu đời và đã được bảo tàng làm nhiều đề tài khoa học nghiên cứu thể hiện sức sống không thể mai một của nó.

Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng 1/2013.




Cối giã trầu đồ dùng của bà Lương Thị Tiệm, dân tộc Tày, Yên Bái.

Ống vôi kèm chìa khóa ngoáy năm bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn


Ống nhỏ chạm nổi hình rồng vàng thời Nguyễn.

Cối ngoái trầu và hộp đựng làm bằng vàng, đồng và pha lê thời Nguyễn thế kỷ 19-20.

Bộ đồ ăn trầu Ngọc, ngà, bạc, vàng thời Nguyễn.


Bình vôi quai hình buồng cau, gốm hoa lam, đầu thế kỷ 20. Lò gốm Vạn Ninh, Quảng Ninh. Sưu tập Thành Hải Dương


Khay, gỗ khảm trai, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Hộp thuốc của dân tộc Thái.


Hộp trầu thuốc chạm nổi hình Rồng, Phượng Vàng, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn.

Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cung đình thời Nguyễn.


Giỏ đựng trầu của bà Lâm Thị Hoa Cúc, dân tộc Khơ me, Trà Cú, Trà Vinh.

Túi đựng trầu của bà Nguyễn Thị Quyển, dân tộc Tày, Ba Bể, Bắc Cạn. 


Ống vôi của dân tộc Xơ đăng.


Huy Hùng