- "Nếu trước đây nghệ sĩ dính đến scandal nộp phạt từ 2 đến 5 triệu đồng thì
bây giờ có thể sẽ lên tới 50 hoặc 70 triệu đồng nhưng kèm theo có thể là việc
cấm xuất hiện trên truyền hình, truyền thông có thời hạn" - Thứ trưởng Bộ
VH-TT-DL Vương Duy Biên nói.
Trà My tự tin khoe dáng với váy... bao cao su
Cuộc chơi toan tính của sao Hàn tại showbiz Việt
"Đừng phạt để quảng cáo cho người bị phạt"
Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu gồm 5 chương 31 điều sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Theo đó, sáng 27/11, tại Hà Nội, Cục NTBD đã có buổi hội thảo để phổ biến và lấy ý kiến góp ý cho dự thảo.
NSƯT Lê Chức bày tỏ sự băn khoăn về chế tài cho việc xử phạt. |
NSƯT Lê Chức bày tỏ sự băn khoăn về chế tài cho việc xử phạt. Ông nói: "Các anh ở Cục NTBD bảo tất cả ở trong nghị định đã rõ rồi nhưng có câu "chỉ là mờ mờ nhân ảnh" mà thôi. Nghị định phạt phải đi đến cái gì, điều chỉnh tốt đẹp hơn chứ không phải phạt để làm quảng cáo cho người bị phạt.
Như vụ hôn môi nhà sư của Mr Đàm. Sau khi bị phạt, hình ảnh của anh Đàm xuất hiện khắp Hà Nội với bàn tay chiến thắng đứng trên tất cả các ca sĩ khác... Vậy thì việc xử phạt ở đây, như thế nào mới đúng? Đừng phạt xong chỉ có một bộ phận thỏa mãn - người bị phạt lại được biết đến nhiều hơn, cát xê cao hơn.
Cũng liên quan đến việc xử phạt, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên yêu cầu các đơn vị có chức năng và thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện việc xử phạt mặc dù có những cái rất khó để quy định cụ thể.
"Ví dụ như liên quan đến trang phục. Như thế nào là trái với thuần phong mỹ tục? Váy ngắn bao nhiêu? Hở bao nhiêu?... Mỗi một con người trước khi đi ra đường đều biết chọn trang phục nào phù hợp với từng sự kiện. Họ phải ý thức tối thiểu và có thẩm mỹ nhất định. Cái này được giáo dục từ nhỏ" - ông Biên nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Duy Biên, những trường hợp nghệ sĩ bị phê phán rồi xử phạt từ trước đến nay đều được sự thống nhất lớn. Không có trường hợp nào bị phê phán về ăn mặc ở tờ báo này rồi lại được khen ở các tờ báo khác. Vấn đề theo ông Biên là chế tài kèm theo xử phạt là gì.
Thứ tưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên |
"Đạt danh hiệu mới được thi quốc tế là... khắt khe!"
Về việc thi người đẹp và người mẫu, ông Vương Duy Bảo - Phó cục Văn hóa cơ sở đưa ra gợi ý nên đưa thêm "thi người đẹp nam giới". Bởi theo ông đã có cuộc thi dành cho các cô gái thì cũng phải có những cuộc thi dành cho cánh đàn ông. Phải có sự công bằng.
NSƯT Mai Tư - Phó GĐ Sở VH-TT-DL Thanh Hóa cũng bày tỏ quan điểm của mình là trong điều lệ thi người đẹp, người mẫu phải quy định rõ đơn vị tổ chức, nhà tài trợ có người tham gia thi người đẹp, người mẫu thì không được tham gia trong thành phần Ban giám khảo.
NSƯT Mai Tư - Phó GĐ Sở VH-TT-DL Thanh Hóa |
Theo bà, thực tế trên thế giới chỉ có hai cuộc thi là Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ là bắt buộc thí sinh đại diện tham gia là phải có danh hiệu ở các cuộc thi tổ chức mang tính toàn quốc trong nước.
Còn lại rất nhiều cuộc thi quốc tế khác nhỏ hơn như Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Quốc tế, Nữ hoàng du lịch, Hoa hậu Siêu quốc gia, Hoa hậu Châu Á... thì họ không bắt buộc quy định này.
"Ví dụ có một người đẹp dù có thể chỉ dừng lại ở Top 5 một cuộc thi Hoa hậu trong nước nhưng cô ấy có hình thức và phông kiến thức khá ổn nếu dựa vào yêu cầu mới này cô ấy không có cơ hội tham gia các cuộc thi quốc tế thì quả là đáng tiếc" - đại diện một công ty người mẫu nói.
Quy định 2 ngày trả lời hồ sơ là không khả thi?
Điều 2 khoản 2 về việc thông báo nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu nêu rõ trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở VH - TT- DL có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Với đề xuất này, một đại diện Sở VH-TT-DL Hà Nội cho rằng thời hạn 2 ngày là quá ít và nên kéo dài ra thành 5 ngày. NSƯT Mai Tư - Phó GĐ Sở VH-TT-DL Thanh Hóa cũng đồng quan điểm nên kéo dài thời hạn cho quy định này.
Bài và ảnh: Sơn Hà