HTML clipboard Rùa tai đỏ xuất hiện ở hồ Hoàn Kiếm do người dân thả phóng sinh xuống hồ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Nơi chúng tập kết nhiều nhất là khu vực bãi đá chân tháp Rùa. Những lúc an toàn, chúng thường bò lên bờ phơi nắng.
 

Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys Scripta, có hai viền mầu đỏ ở ngay phía sau mắt, xuất xứ từ thung lũng Mississippi- Bắc Mỹ. Ngoài việc phá hoại môi trường, rùa tai đỏ còn có thể mang trên mình vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn cho người. Vì thế Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xếp rùa tai đỏ đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Chúng xuất hiện ở nước ta khoảng mười năm trở lại đây. Theo dõi nhiều năm đã cho thấy rùa tai đỏ xuất hiện nhiều tại hồ Hoàn Kiếm chủ yếu từ nguồn người dân thả phóng sinh vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Nơi chúng tập kết nhiều nhất là khu vực bãi đá chân tháp Rùa. Các nhà khoa học khảo sát hồ đã phát hiện hàng chục cá thể rùa tai đỏ nằm phơi nắng trên các tảng đá. Khi có động, chúng nhanh chóng trườn xuống nước lẩn trốn, chờ yên tĩnh lại bò lên bờ phơi nắng. 

Nhiều nhà khoa học đều cho rằng giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế tối đa rùa tai đỏ ở hồ Hoàn Kiếm là ngăn chặn các đối tượng phóng sinh xuống hồ; áp dụng các biện pháp thủ công, quy mô nhỏ (không gây tiếng động, không dùng hóa chất, không làm ảnh hưởng môi trường nước) để bắt rùa tai đỏ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. 

Dưới đây là chùm ảnh ghi lại cuộc "xâm lăng" của rùa tai đỏ ở hồ Hoàn Kiếm với sự hỗ trợ vô tình của người dân Thủ đô: 
 

Rùa tai đỏ nằm phơi nắng ở Tháp Rùa. Người dân thú vị chụp ảnh.
Chân tháp Rùa nơi tập kết của rùa tai đỏ.
Rùa tai đỏ bò lên đoạn ống nước nối từ đường Đinh Tiên Hoàng ra đền Ngọc Sơn.
Phóng sinh rùa tai đỏ ở hồ Hoàn Kiếm.
Thoải mái phơi nắng
Ngồi trên thuyền đi trên hồ Hoàn Kiếm cũng có thể bắt được rùa tai đỏ.

Rùa tai đỏ bò lên bờ trước sự chứng kiến của nhiều người


(Hà Hồng - CLB Nhiếp ảnh Báo Nhân Dân - Theo Dân Trí )