Trong lịch sử, thiếu gì "gái vẽ", nhưng được biết tới sớm nhất trong văn bản còn lưu giữ là cô Ba Trà. Đã có quá nhiều giai thoại nói về người phụ nữ này, làm sụp đổ hàng loạt cơ đồ lừng danh...

Cách gọi “kiều nữ” dành cho các cô gái chân dài thỉnh thoảng cũng bao hàm nghĩa “không thật thà trong tình cảm” nhưng chỉ mới xuất hiện và rộ lên sau một vài bộ phim truyền hình nhảm của Việt Nam. Thực ra từ lâu, giới dân chơi, giang hồ và thậm chí lưu manh đã có cụm từ "gái vẽ" để chỉ các cô gái đẹp chuyên đi lừa tình, lừa tiền quý ông hảo ngọt…

Dĩ nhiên không thể tìm thấy cá, tôm trong bể bơi và thú rừng trên thảm cỏ công viên. Cũng vậy, tìm "gái vẽ" và nạn nhân ở một môi trường “tử tế” là điều không thể!
Trong lịch sử, thiếu gì "gái vẽ", nhưng được biết tới sớm nhất trong văn bản còn lưu giữ là cô Ba Trà. Đã có quá nhiều giai thoại nói về người phụ nữ này, làm sụp đổ hàng loạt cơ đồ của khá nhiều nhân sĩ lừng danh Sài Gòn và đoạn kết của mỹ nhân số một miền Nam được ông Vương Hồng Sển thuật một cách hết sức bùi ngùi.


Ảnh minh họa

Kế đến là cuộc đời bi kịch của vũ nữ Cẩm Nhung kết thúc bằng một nhan sắc "ma chê quỷ hờn" bởi ca a-xít đậm đặc của bà Năm Ra Dô, vợ trung tá Thức công binh. Còn thời nay, chẳng "gái vẽ" nào “ngu đến thế”! Tiếp cận, chinh phục, khai thác và rời bỏ "con mồi" với hàng loạt kỹ năng đã được xây dựng rồi đúc kết thành "giáo trình" của hàng loạt thế hệ, sao có chuyện “lãnh hậu quả” như các vị tiền bối thời quá vãng?

"Gái vẽ" có 3 kiểu xuất thân và tất nhiên, từ cách xuất thân sẽ có 3 kiểu săn trai với vài chục kiểu nạn nhân “chết vì ham vui, xui vì dại gái”.

"Chân lấm phèn" làm đại gia "gãy cổ"

"Gái vẽ" bình dân xuất thân bần hàn, "lỡ" may được ông trời cho chút nhan sắc, thường thì được “đào tạo, trưởng thành” từ môi trường nhà hàng, bia ôm, vũ trường, quán cà phê bi-da… Nguyễn Thị Son, sinh năm 1990, lưu lạc lên Sài Gòn từ khi 12 tuổi trong vai "ô sin" giữ trẻ cho một gia đình bà bác có họ thuộc hàng “đại bác bắn không tới”.

Đến tuổi 15, chỉ trong vài tháng, Son trở nên phổng phao và đẹp "hết sức nguy hiểm”. Bà bác nhận ra hiểm họa bèn chuẩn bị cho cô bé nghỉ việc nhưng chưa kịp ngăn ngừa thì Son đã mang bầu với con rể của bà!

Tất nhiên với vài triệu đồng để giữ hạnh phúc cho con gái, bà bác chẳng tiếc gì. Hậu quả được giải quyết triệt để và Son bị tống ra khỏi cửa. Thay vì về lại quê hương có ngôi chùa Dơi nổi tiếng, Son thuê phòng trọ và xin vào phụ bán cà phê vùng Phan Văn Trị, Gò Vấp.

Điều mà bà bác nếu biết được chắc phải té xỉu là tiền thuê nhà trọ của đứa cháu họ xa lại là tiền của chồng bà. Hằng tuần theo lịch, ông đi thăm trang trại ở Bình Phước. Son lại có bầu bởi việc ghé thăm phòng trọ của ông bác. Lần này, ông bác cho cô bé chưa đầy 17 tuổi một khoản tiền kha khá đủ để mua chiếc Attila và sống lay lắt vài tháng trước khi ông biến mất.

Những tháng ngày tiếp nối, Son “học” mọi việc, mọi sự và mọi thuộc tính của đàn ông từ một bà chủ quán cà phê khu "phức tạp" Nguyễn Văn Lượng, Gò Vấp. Chỉ sau 2 tháng, Son ra nghề. Lão chủ cơ sở làm thùng cạc-tông trên đường Nguyễn Oanh dính chấu đầu tiên với Son ngay sau khi cô nhận "bằng" xuất sắc của "trường gái vẽ".

Không thể cảnh giác với một cô bé mắt lúc nào cũng ngơ ngác và “chẳng biết gì” về nghệ thuật giường chiếu, lão T. hết lòng chiều chuộng Son và toan xây dựng phòng nhì với cô bé thua lão tròn “bốn sọi” (40 tuổi). Son nghỉ hẳn việc bưng bê cà phê và hằng tháng nhận lương 10 triệu đồng từ lão “chồng hờ” chưa kể việc cô bé muốn gì được nấy.

Mua tivi, đầu máy cho người yêu bé bỏng được vài ngày thì lão ngạc nhiên khi thấy những tài sản đó "không cánh mà bay". Son cho biết, mẹ cô vừa lên thăm và chẳng có quà gì cho gia đình ở quê nên cô bé phải gửi về làm quà.

Chiếc Attila của “ông bác” cũng chuyển về quê nên trách nhiệm mua chiếc Nouvo trở thành "trách nhiệm" của lão "chồng" già. Lúc thì “tiền sửa nhà”, lúc thì “chuộc giấy tờ đất cầm cố ngân hàng”, lúc “nuôi cá”, lúc “mổ tim cho bà ngoại”… lão “chồng” khốn khổ phải lo tất tần tật kẻo cô bé “thiếu gì người đeo đuổi” nghĩ đến khoảng cách tuổi tác của 2 người mà sinh lòng phụ bạc.

Sau vài tháng sở hữu “vưu vật hiếm có”, lão T. đã tiêu thâm vào khoản nợ của các bạn hàng. Lão than thở với “cô vợ nhí” nhằm giảm bớt những yêu cầu vô tội vạ của nàng. Nàng nước mắt ngậm ngùi xin lão lần chót số tiền 120 triệu đồng cho “má em sang sạp hàng ở chợ”. Lão è cổ ra đưa cho cô bé với câu dặn dò thê thảm:

“Lần chót nghen em, anh không còn nữa đâu!”. Giai đoạn "về đích" của "gái vẽ" Nguyễn Thị Son khởi động.

Đứa em trai mụ chủ quán cà phê kiêm "sư phụ dạy nghề" được bà chị yêu cầu vào cuộc. Một cú điện thoại nặc danh từ số khuyến mãi gọi đến cho vợ của lão T.

Nội dung hết sức “tình người” cảnh báo về việc lão T. đang theo đuổi một cô bé bán cà phê mà vài tháng nữa mới đủ tuổi thành niên. Và kẻ nặc danh cũng tâm sự thêm là “cô bé ấy đã có chồng chưa cưới và rất ghê sợ lão dê già”. Vụ đánh ghen diễn ra ở khu nhà trọ hết sức êm ả vì bà vợ chỉ tấn công lão chồng mà "thông cảm" cho cô bé bán cà phê đang là "nạn nhân" của "lão già dê đốn mạt".

Phi vụ hoàn hảo đến mức ngay chiều hôm ấy, Son đã ngồi sau xe SH của một gã chủ xà lan chở cát lên Diamond mua sắm “chút đỉnh” quần áo và son phấn. Những lúc cao điểm, Son phải chia lịch để các "con mồi" không đụng mặt nhau. Hằng tháng, Son vẫn xin tiền “về quê thăm mẹ” vài lần dù cô bé chưa hề gặp lại mẹ từ ngày lên Sài Gòn lưu lạc.

Cô xin tiền của đại gia này nhưng lại bay ra Hà Nội, lên Đà Lạt nghỉ ngơi, hú hí với đại gia khác trong khoảng thời gian "thăm viếng cố hương". Loại "gái vẽ" “chân còn mùi phèn” này rất dễ làm các đại gia thứ thiệt "gãy cổ" vì quan niệm “gái quê là rau sạch”. Trong khi đó loại như Son, chẳng đọc nổi một tờ báo nhưng đọc gan ruột đàn ông thì không thua gì loài cáo chín đuôi!

(Theo Dòng đời)