- Sức “nóng” từ Hội nghị triển khai phí sử dụng đường bộ do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường chủ trì cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa “thông suốt”.
Ngày 19/12, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị triển khai thu phí sử dụng đường bộ tại TP.HCM.
Nộp phí sử dụng đường bộ như thế nào?
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm xe ôtô và môtô.
Phương thức thu phí đối với xe ôtô gồm: xe quốc phòng, an ninh nộp phí theo năm cho Văn phòng Quỹ bảo trì Trung ương; Xe ôtô nhập cảnh lưu hành tại Việt Nam, nộp phí cho Sở GTVT, phí tính theo thời gian thực tế được phép lưu hành tại Việt Nam; Ôtô đăng kí tại Việt Nam tính theo chu kỳ đăng kiểm của xe và theo năm (12 tháng), nộp cho cơ quan đăng kiểm.
Các doanh nghiệp bức xúc vì rơ- moóc là đối tượng
chịu phí.
Nếu xe có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống, phí nộp theo chu kỳ đăng kiểm xe (3,6,9 và 12 tháng) và được dán Tem nộp phí tương ứng. Nếu có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm, (18, 24 và 30 tháng), chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng) được dán tem nộp phí tương ứng.
Sau khi nộp phí cho cả chu kỳ
đăng kiểm thì phương tiện được cấp tem nộp phí cho cả chu kỳ đăng kiểm. Còn nếu
nộp phí 12 tháng thì khi hết thời gian nộp phí, chủ phương tiện phải đến cơ quan
đăng kiểm nộp phí cho thời gian tiếp theo.
Trường hợp đăng kiểm đến sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm
thì thời điểm tính phí là thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí lần
trước.
Với ôtô đăng kiểm trước ngày
01/01/2013, trường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong thời gian từ ngày
01/01/2013 đến 31/12/2013 thì đến kỳ đăng kiểm, chủ phương tiện đến đăng kiểm xe
và nộp phí, số phí phải nộp tính từ ngày 01/01/2013 đến khi đăng kiểm lần kế
tiếp.
Theo quy định, những trường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh sau ngày
31/12/2013 thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013, chủ phương tiện phải khai, nộp phí
tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 hoặc đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Đối với trường hợp chủ phương
tiện chưa nộp phí của chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định, thì ngoài
số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, còn bị truy thu số phí phải nộp của chu kỳ
trước.
Đối với xe môtô, quy định UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí. UBND xã
phải chỉ đạo tổ dân phố hướng dẫn người dân kê khai, thu phí đối với xe môtô.
Xe môtô phát sinh trước ngày 01/01/2013 thì thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.
Đối với xe môtô phát sinh từ ngày 01/01/2013 trở đi thì việc khai, nộp phí thực hiện cụ thể. Nếu xe phát sinh từ ngày 01/01 đến 30/6 hàng năm, thì khai, nộp phí với mức thu bằng 1/2 mức thu năm, thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.
Xe phát sinh từ 01/7 đến 31/12
hàng năm thì khai, nộp chậm nhất là vào 31/1 năm sau và không phải nộp phí cho
thời gian còn lại của năm phát sinh.
Chưa thuyết phục
Không khí phản biện bắt đầu “nóng” kể từ khi ông Đinh Nam Dinh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM phát biểu.
“Đề nghị bãi bỏ đối tượng chịu phí gồm: rơ-moóc, sơmi rơ-moóc vì những loại này không có động cơ nên không thể gọi là ô tô, dự thảo đã viết sai cả một phạm trù khoa học”, ông Dinh nói.
Mục đích của Phí sử dụng đường bộ là góp phần chấm
dứt những con đường hư hỏng. Trong ảnh: Đại lộ Mai Chí Thọ tại quận 2, TP.HCM
vào tháng 05/2012
Theo ông Dinh, phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12) tháng và theo chu kỳ đăng
kiểm của xe, là không đúng với bản chất của phí và lệ phí, chỉ khi “có sử dụng
dịch vụ” thì mới đóng phí.
Đó là nguyên tắc bất di bất dịch,
sử dụng lúc nào thì trả phí lúc đó, sử dụng nhiều thì trả nhiều, sử dụng ít thì
trả ít, không thể ứng trước tiền phí mà người sử dụng không biết sẽ sử dụng ở
mức độ nào.
“Thu phí theo kiểu này là chiếm dụng tiền của người nộp phí, chúng tôi coi
đây là ép buộc dân phải chịu thiệt. Gây ra rất nhiều hệ hụy, có khi gây nên hệ
lụy suốt đời. Xe hư hỏng không thể sửa chữa, đắp chiếu vài năm thì chủ xe nợ một
khoản phí rất lớn. Ví dụ xe giữ làm kỷ niệm, khi chưa kịp cho con cháu thì chết,
như vậy hóa ra người chết đang nợ phí bảo trì đường bộ của nhà nước”, ông
Dinh bức xúc.
Đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra một nghịch lý: “Hiện chúng tôi
có một lượng xe đầu kéo và rơ moóc rất lớn. Xe chúng tôi khai thác trong cảng và
không thuộc các đối tượng chịu phí cho đến khi áp dụng Phí bảo trì đường bộ. Nếu
áp dụng phí này thì một năm doanh nghiệp mất mấy chục tỷ đồng trong khi kinh tế
đang khó khăn”.
Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, doanh nghiệp không
sử dụng đường bộ có thể xin địa phương, công an xác nhận thì sẽ không bị thu phí
sử dụng đường bộ.
Một doanh nghiệp khác đưa ra thông tin đơn vị mình có 135 đầu kéo nhưng tới 1000 rơ moóc thì sao những rơ moóc không lưu thông trên đường vẫn phải nộp phí.
Cục trưởng Cục đăng kiểm- ông
Trịnh Ngọc Giao thừa nhận: “Đúng là rơ moóc bao giờ cũng nhiều hơn đầu kéo.
Theo số liệu thống kê thì số rơ moóc bằng 120% số lượng đầu kéo. Tuy nhiên nếu
đặt ra những trường hợp kiểu phương tiện không lưu thông như các doanh nghiệp
phản ánh thì nói thật là không quản lý được. Ví dụ như trời mưa xe tôi không
chạy thì ai xác minh được”.
Ông Giao cũng cho biết, sắp tới sẽ có tài khoản ngân hàng chung và phần mềm liên
kết của các trung tâm đăng kiểm toàn quốc để người sử dụng phương tiện có thể
nộp phí ở cơ quan đăng kiểm của tỉnh nào cũng được.
Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói: “Cái gì mới thì cũng có
bất cập, tuy nhiên từ 3-6 tháng Bộ GTVT và Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh trên tinh
thần đóng góp của người dân”.
Cứ làm tròn 100% cho khỏe Vị này nói: “Mức thu kiểu này
phức tạp quá, cơ sở ở đâu mà tính là năm thứ 2 thì thu 92%, năm thứ 3 thì thu
85%...trong khi có thể năm thứ 3 doanh nghiệp chạy nhiều hơn, phá đường nhiều
hơn mấy năm trước. Sao tính vậy vậy chi cho mệt ? Cứ năm nào cũng đóng 100% đi
cho khỏe. Với lại bộ máy thu nộp phí bảo trì đường bộ quá cồng kềnh mà chỉ trích
lại cho đăng kiểm 1% thì ít quá”.
Tại hội nghị, hàng trăm đại biểu bật cười vì ý kiến của Giám đốc Trung tâm đăng
kiểm Phú Yên.
Quốc Quang