- Tuy số lượng bệnh hô hấp không tăng nhưng rất nhiều trẻ bị nặng phải nằm cấp cứu.
TIN BÀI KHÁC
Tranh luận 'xử vượt cấp hay không vụ 55 triệu USD'
Vợ bí thư xã truy sát dã man chủ nợ
Sản phụ tử vong vì nhiễm độc thai nghén
3 cháu nhỏ thoát nạn dưới gầm xe ben
Bác sĩ Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cho biết như trên vào ngày 16/1.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ bị bệnh lý hô hấp nặng do khoảng 1 tháng nay thời tiết đột ngột thay đổi.
Tuy TP.HCM không rét như Hà Nội nhưng vào sáng sớm khá lạnh, đêm nằm phải đắp chăn.
Bác sĩ Loan đang khám cho các bệnh nhi bị viêm phổi nặng phải nằm cấp cứu |
Đã quen với khí hậu nóng bức, nay trái gió trở trời khiến trẻ em có sức đề kháng kém, là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hô hấp nhất.
Vào tháng 9, 10 được coi là cao điểm của bệnh hô hấp với hơn 200 ca nội trú/ngày.
Nay, theo lẽ thường, số lượng bệnh hô hấp đã giảm
xuống chỉ còn dưới 200 ca nội trú/ngày nhưng các bác sĩ chưa kịp thở phào thì số
trẻ mắc bệnh hô hấp có diễn tiến xấu phải nằm cấp cứu lại đột ngột tăng cao.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, khoa Hô hấp lúc nào cũng có hơn 30 bệnh nhi nặng
trong phòng cấp cứu, tương đương 20 % tổng số ca bệnh.
Và dù theo quy luật thông thường, tổng số ca bệnh hô hấp có giảm nhưng vẫn ở mức khoảng 180 ca nội trú/ngày, trong khi theo chỉ tiêu khoa chỉ có 145 giường bệnh.
Các bệnh nhi vẫn phải mắc võng nằm hành lang,
hoặc nằm ghép.
Theo bác sĩ Loan, đối tượng bệnh nhi nặng đợt này chủ yếu là trẻ ở độ tuổi dưới
1 với bệnh lý viêm phổi và trẻ lớn bị suyễn.
“Trong điều kiện thời tiết hiện nay, đối với những trẻ bị suyễn đang điều trị
dự phòng phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị, còn trẻ nhỏ cần được phụ huynh giữ
ấm, tránh để khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trở nặng. Có thể ban đầu các bé chỉ đơn
thuần bị viêm hô hấp trên nhưng để lâu sẽ thành viêm phổi, làm bệnh tình rất
phức tạp”, bác sĩ Loan nói.
Thanh Huyền