- Một cây cảnh gần như đặc biệt nhất tại triển lãm cây cảnh trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long khiến rất nhiều người tò mò: đó là tác phẩm cây chắc “nửa sống nửa chết” được tạo dáng công phu.

Tác phẩm cây cảnh “Chắc” của chủ nhân Huy Hoàn (Việt Trì – Phú Thọ) khiến người xem sửng sốt: đó là cây cảnh được tạo dáng trên bệ gốc già nua mà phần lớn đã bị khô chết.

Chủ nhân của nó khéo léo sử dụng chính phần thân, cành “chết” của cây này để “tạo dáng” cho chính những cành, tay, bông… còn sống.

Cận cảnh cây "nửa sống nửa chết" - tác phẩm cây Chắc cảnh đang được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.

 
Toàn bộ cây cảnh chắc này có chiều cao chừng nửa mét, độ dài của tán ở mức trung bình, với ba thân chính, trong đó, quá nửa thân cây đã trơ về dạng lũa.

Với những phần tay cành khô héo này, người làm cây đã kỳ công gọt giũa, mài bóng… sau đó sơn phủ CPU, vec-ni đánh bóng khiến nhiều người lầm tưởng, đây là một tác phẩm cây được “tầm gửi” trên một thân gỗ giả.

Rất nhiều người lầm tưởng một phần của cây này là cây giả.
 
 
Tuy nhiên, xem xét kỹ mới biết đây là một cây nguyên gốc. Phần lũa của cây chắc này chỉ là phần “tận dụng” theo đặc thù của cây.

 


 

 
Tuy nhiên, đó chính là sự khéo léo của người tạo dáng cho nó.

 
Trong các loại cây cảnh ở Việt Nam, những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tận dụng cả những phần thân già, khô héo… của nó để tạo dáng và tôn thêm tuổi cho cây… không phải hiếm.

Trong đó, tùng là hán là một cây phổ dụng được chế tác phần lũa từ cảnh chính làm một phần tiểu cảnh của cây.


 

 
Những thế cây kỳ lạ khiến người xem mãn nhãn.

 
Những loại cây như vậy phải có sức sống mạnh mẽ, và quan trọng nhất đó là công phu chăm sóc của chính những người sở hữu chúng.

Giá trị của những cây cảnh này, nhiều khi phần lũa của cây có giá hơn chính phần bông tay tươi tốt.

K.T