– Sau khi kết thúc điều trị, rùa Hồ Gươm sẽ được đưa về bể nuôi dưỡng để tiếp tục theo dõi. Thời gian này có thể lên tới 2 năm.
Chiều 7/3, Giám đốc Sở KH - CN Hà Nội Lê Xuân Rao, đã có báo cáo chính thức tới Thành ủy Hà Nội về kết quả công việc đã tiến hành trong thời gian qua.
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, các đầu việc nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho việc lai dẫn để chăm sóc, bảo vệ rùa Hồ Gươm đã cơ bản hoàn thành.
Sau khi kết thúc điều trị, rùa Hồ Gươm sẽ được đưa về bể nuôi dưỡng để tiếp tục theo dõi. Thời gian này có thể lên tới 2 năm - Ảnh: Hoàng Long |
Công tác tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường; cải thiện môi trường và thực hiện bắt và xử lý rùa tai đỏ Hồ Gươm đã và đang tiến hành có hiệu quả. Đã tiến hành thử nghiệm bẫy bắt rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán, Mỗ Lao, Ngọc Khánh và Chùa Bộc.
Phương án xử lý vết thương và đưa rùa Hồ Gươm lên cạn cũng đã được chốt và tiến hành từ ngày 25/2 đến nay. Các đơn vị thực thi đã xây dựng hệ thống bể lưu giữ, bể chữa trị, nạo vét khu vực chân Tháp Rùa, xây dựng hệ thống hàng rào quanh chân tháp… cũng đã hoàn thành trước ngày 4/3.
Nín thở chờ “bắt” cụ rùa
Sáng 6/3, UBND TP Hà Nội đã tiến hành
nghi thức cúng lễ tại đền Ngọc Sơn trước khi lai dẫn rùa
Hồ Gươm đến nơi chữa trị.
Xem cận cảnh những vết thương cụ rùa
Những hình ảnh mới được chụp trong
vòng 10 ngày trở lại đây cho thấy khắp cơ thể cụ rùa đầy
những vết thương, trong đó có chân còn mất cả móng...
|
Các đơn vị chức năng đã tổ chức tập luyện và đánh bắt thử tại một số hồ trung gian sau khi hoàn thành chế tạo lưới bắt rùa Hồ Gươm để lực lượng thực hiện làm quen và loại trừ dần những tình huống bất trắc có thể xảy ra.
Các tiêu chí đặt ra khi chữa trị rùa Hồ Gươm đảm bảo thích hợp với rùa và không gây sốc khi chuyển môi trường sống từ nơi chữa trị và ngược lại; tạo chỗ trú gần tự nhiên, giảm tiếng động và sự tác động của con người.
Ông Lê Xuân Rao cho hay: Sáng nay, UBND TP Hà Nội đã họp và thống nhất sử dụng phương pháp “đánh bắt” cưỡng chế bằng lưới. Các tình huống khi sử dụng phương pháp này cũng đã được đặt ra: tình huống rùa phản ứng quẫy mạnh gây khó khăn cho người bắt; việc đưa rùa Hồ Gươm từ lưới lên chân tháp như thế nào vì rùa Hồ Gươm có trọng lượng khá lớn…
Sở KH-CN cũng đã mời hai thợ lặn từ dưới Hải Phòng lên để phối hợp trong việc “đánh bắt cưỡng chế” cụ rùa lên cạn trong trường hợp cụ rùa không tự bò vào bãi chữa thương.
Các tình huống chữa thương cho rùa Hồ Gươm cũng đã được đặt ra: bước chữa trị sơ bộ tiến hành tẩy trùng ngoài da bằng các loại thuốc sát trùng đảm bảo và đã được kiểm định, sau đó tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành chữa trị. Nếu nặng hơn (thương tổn vào mai, xương và các phần cứng của cơ thể), hội đồng chữa trị sẽ tiến hành chữa trị thử nghiệm trên những loài tương đối gần với loài rùa Hồ Gươm (dễ có trên thị trường như ba ba).
Việc mời các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài trong việc phối hợp với lực lượng chữa trị rùa Hồ Gươm cũng đã được tiến hành. Theo đó, nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sỹ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc về rùa ở Hồng Koong, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á thuộc Vườn thú Cleveland Parks (Mỹ) có trụ sở ở Hà Nội và một số chuyên gia khác…).
Hiện tại, một bể chữa trị khác dài 15 mét (dài 5m, cao 1,2 mét, nặng 2,5 tấn đã được hạ thủy đêm ngày 3, sáng ngày 4/3) đang được lắp đặt. Vì hình thức quá lớn nên bể chữa trị này sẽ được chia làm 6 phần và được lắp ghép ngoài chân tháp).
Phác đồ điều
trị rùa Hồ Gươm Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu AND để có các hoạt động nghiên cứu sau này. Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ. Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị. Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị. Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuôc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Theo ý kiến của các chuyên gia, thời gian này sẽ có thể kéo dài từ 2 tháng đến 2 năm. Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường theo phương án 1. |
Kiên Trung