– “Chúng ta cố gắng tạo ra môi trường hòa bình trên biển, tạo cuộc sống ổn định cho bà con ngư dân, làm sao sản xuất tốt nhất và bảo vệ được chủ quyền đất nước. Những cái gì phục vụ cho quan điểm ấy thì mình làm”, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang nói.
Bên lề buổi “Gặp mặt báo chí nhằm trao đổi công tác tuyên truyền hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 6 tháng cuối năm 2013” được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 29/5, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có cuộc trao đổi với các phóng viên về công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các ngư dân trên biển trong tình hình hiện nay.
Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Cẩm Quyên |
- Thưa Thiếu tướng, thời gian này phía Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Động thái này có khiến tình hình phức tạp hơn không? Từ giữa tháng 5 đến giờ, tần suất báo cáo của ngư dân về việc bị tàu nước ngoài quấy nhiễu có tăng lên không?
Tần suất báo cáo của ngư dân về việc bị tàu cá nước ngoài quấy nhiễu có tăng lên so với trước đây do Trung Quốc đã tự áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá (không chỉ với ta mà còn với cả Philippines).
- Chúng ta đã có những phản ứng như thế nào trước diễn biến này, thưa Thiếu tướng?Người phát ngôn của chúng ta đã nói rồi, chúng ta cố gắng tạo ra môi trường hòa bình trên biển, tạo cuộc sống ổn định cho bà con ngư dân, làm sao sản xuất tốt nhất và bảo vệ được chủ quyền đất nước. Những cái gì phục vụ cho quan điểm ấy thì mình làm.
Về cách làm thì chúng ta có nhiều cách nhưng dù có dùng cách nào thì cũng phải đơn giản hóa vấn đề thì giải quyết sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn. Nếu phức tạp hóa vấn đề và mở rộng nó ra thì giải quyết sẽ khó.
1 năm, 996 vụ tai nạn trên sông, biển Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trong năm 2012, cả nước đã xảy ra 3.403 vụ việc, trong đó tai nạn trên sông, trên biển xảy ra rất nhiều (996 vụ). |
Trước tiên chúng ta phải tuyên truyền cho người dân hiểu luật pháp của ta
và của cả các nước có biển liền kề.
Vì ngư dân không chỉ đánh cá ở vùng vùng
biển của ta mà có thể dạt vào vùng biển của Campuchia, Thái Lan, Myanmar hay dạt
vào cả vùng biển đang tranh chấp. Mình phải tuyên truyền để ngư dân hiểu và tôn
trọng luật pháp của tất cả các bên.
Thứ ba là hệ thống thông tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm phải đảm bảo hiệu quả để ngư dân không được đi vào.
Đó là biện pháp phòng, nếu không may có xảy ra sự cố thì ta sẽ có biện pháp xử lý. Nếu vượt quá phạm vi thì phải dùng con đường ngoại giao. Vừa rồi ta đặt vấn đề với ĐSG Trung Quốc tại Hà Nội thì họ giúp đỡ rất nhanh.
- Trong thời gian tới, khi mà mùa mưa bão đang đến gần, ta có những đầu tư gì lớn cho công tác này không, thưa ông?
Kinh tế phát triển thì đầu tư trang thiết bị cũng phải nâng lên, người dân thu nhập tăng thì đầu tư của họ cho công tác đi biển cũng tăng.
Nhà nước còn khó khăn nhưng rất quan tâm đến vấn đề này. Sắp tới chúng ta sẽ đóng tiếp những tàu lớn, mua sắm trang thiết bị. Năm nay sẽ có tàu cứu nạn 450 tấn trang bị cho Quảng Ngãi
Tháng 8 này chúng tôi sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về đề án thành lập Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Cẩm Quyên (ghi)