- Đã có ít nhất 1 người bị thiệt mạng trong đợt mưa lớn xảy ra vào đêm 29, rạng sáng ngày 30/5.

Thời điểm trên, địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra mưa to đến rất to trên diện rộng.

Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở ta luy, ruộng đồng bị ngập, một người bị sét đánh chết.

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Thủy lợi và phòng, chống lụt bão tỉnh Bắc Kạn (tính đến 13h30’ ngày 30/5/2013), do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục khoảng 24-26 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía tây bị nén và đẩy xuống phía nam kết hợp với lưỡi áp cao cận nhiệt đới, vùng hội tụ gió trên cao nên từ đêm 29/5 đến sáng 30/5 trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra mưa to đến rất to trên diện rộng.

Lượng mưa đo được tính đến 13h ngày 30/5, một số nơi như sau: Phương Viên 175,1 mm; Đông Viên 157,2 mm; Bắc Kạn 147,0 mm; Phủ Thông 285,0 mm; Nam Cường 64,0 mm, Thác Giềng 114 mm; Ngân Sơn 45 mm; Nà Phặc 114,0 mm…

Hiện, đã có một người bị chết do sét đánh vào chiều ngày 29/5 tại huyện Na Rì.

Về giao thông: tắc 7 tuyến đường (Quốc lộ 3 đoạn Cẩm Giàng, Đèo Giàng, 251, 257, 257B, 258, 258B, 259B) chủ yếu do nước dâng; 2 tuyến 279, 258 bị sạt lở tả luy, chưa thống kê được khối lượng.

Tại huyện Chợ Đồn, đoạn kè dài 30m bị sạt lở, 10ha ngô, 1ha lúa bị ngập.

Tại huyện Ngân Sơn, mưa to kéo dài trong nhiều giờ đã làm sạt lở đất đá tại một số xã, gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cây trồng và giao thông đi lại của người dân.

Mưa lớn cũng khiến 10 điểm trên Quốc lộ 3 bị sạt lở, nặng nhất là đoạn dưới chân đèo Giàng. Tại đây, một lượng đất, đá lớn đã tràn xuống đường gây ách tắc giao thông.

Sáng nay, các phương tiện máy móc đã được huy động tới để san gạt làm đường tạm cho các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 3.

Lực lượng CSGT cũng đã được bố trí tại các điểm sạt lở, hướng dẫn người và phương tiện khi qua đây. Tới hơn 8h sáng 30/5, các loại ôtô tải nhỏ có thể qua được khu vực này.

Có 4 người tại xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông bị mắc kẹt trên mái nhà do nước ngập, đã được cứu hộ đến nơi an toàn.

Cụ thể, gia đình ông Triệu Tử Eng nằm ở giữa cánh đồng thôn 6, xã Tân Tiến (Bạch Thông) bị lũ lớn ập đến, không kịp di dời đến nơi an toàn.

{keywords}

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 


Đồng Tháp thiệt hại nặng nề do mưa đá và lốc xoáy

Trận mưa đá kèm theo lốc xoáy đã khiến một số tỉnh ĐBSCL thiệt hại nặng, trong đó tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Chiều 30/5, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, tính đến trưa 30/5, đã có 2 người chết vì bị sét đánh và 1 người mất tích trong trận mưa giông, lốc xoáy và có xuất hiện mưa đá.

{keywords}

 Sà lan bị sóng đánh chìm xuống sông làm một người mất tích.{keywords}

Nhà cửa sụp đổ tại tỉnh Đồng Tháp.

 

Huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc và TP. Cao Lãnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều nhà dân và cơ quan bị sụp đổ, tốc mái.

Thống kê sơ bộ ban đầu cho thấy, có 82 căn nhà và một trụ sở cơ quan bị sụp đổ hoàn toàn, 702 căn nhà, 3 phòng trọ, trụ sở cơ quan, 2 cơ sở kinh doanh bị tốc mái và 12 trụ điện trung thế, cao thế bị đổ sập…

Danh tính 2 người bị sét đánh tử vong khi đi làm ruộng được xác định là anh Nguyễn Văn Hoàng Việt (SN 1995, dân quân xã An Bình, huyện Cao Lãnh) và ông Trần Văn Lùn (SN 1953,  trú tại xã Hoà Thành, huyện Lai Vung).

Trong một diễn biến khác, ngày 29/5, anh Nguyễn Văn Thanh Tính (SN 1986, làm thuyền trưởng điều khiển sà lan mang BKS: BT-6614 đang chở cát lưu thông trên sông Tiền thì gặp sóng to, gió lớn. Sà lan bị đắm, chìm xuống sông.

Hậu quả, một người đã bị mất tích, hiện vẫn chưa tìm kiếm được thi thể. Ước tính thiệt hại về tài sản là trên 100 triệu đồng.

Ước tính tổng thiệt gần 10 tỷ đồng sau  sự cố thiên tại tỉnh Đồng Tháp.

Chấn Phong – Quốc Huy

 
Hoàng Sang – Trọng Tuyến