- Trong quá trình lưu thông trên đường, việc các phương tiện bị hỏng buộc phải đỗ lại trên đường để chờ sửa chữa là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là loại xe ôtô tải, xe tải hạng nặng, xe rơmóc, đầu kéo. Tuy lái xe đã tiến hành cảnh báo theo quy định nhưng tai nạn vẫn xảy ra, đây là hai ví dụ cho loại tai nạn giao thông đường bộ này.

Khoảng 22h ngày 18/12/2010 anh Nguyễn Hoài B. điều khiển xe mô tô trên đường đi làm về, khi đến Km 1620 + 400 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Định thì đâm vào phía sau bên trái của xe ôtô đầu kéo đang bị nổ lốp, đỗ bên đường. Hậu quả anh Nguyễn Hoài B. tử vong tại chỗ, xe mô tô bị hư hỏng.

Vào hồi 20h15 ngày 8/4/2013, tại tỉnh lộ 37A thuộc địa bàn thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, anh Trần Văn C, (ở tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu) điều khiển xe môtô khi đến địa phận trên đã tự đâm vào chiếc xe tải đang đỗ bên phải đường (xe tải vẫn bật xi nhan đỏ cảnh báo).

Hậu quả, cú đâm quá mạnh làm anh C. chết tại chỗ, chiếc xe máy bị gãy nát phần đầu.

{keywords}

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe môtô đâm vào phía sau xe ôtô đang bị hỏng đỗ bên phải đường - (Hình minh họạ).


Nguyên nhân loại tai nạn giao thông này chủ yếu là do người điều khiển xe môtô không có giấy phép lái xe theo quy định, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát trình trạng mặt đường, xử lý tay lái kém.

Bởi vậy, khi phát hiện thấy xe ôtô đỗ bên phải đường, xe môtô đã đâm va chạm vào phía sau của xe ôtô làm người và xe môtô ngã xuống đường dẫn bị thương nặng hoặc tử vong.

Trong đó người điều khiển xe môtô không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát trình trạng mặt đường và xử lý tay lái kém là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông

Luật giao thông đường bộ quy định về việc dừng, đỗ xe trên đường như sau:

- Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

- Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

- Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

- Dừng xe, đỗ xe trên đường phố: Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.

Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Như trên đã phân tích nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển xe môtô. Nhưng bên cạnh đó cũng cần đánh giá đến nguyên nhân của người điều khiển xe ôtô và các yếu tố khác có liên quan.

Trường hợp xe ôtô bị hỏng, hầu như tất cả lái xe đều cho xe vào bên phải đường và tiến hành người cảnh báo người và phương tiện đi lại trên đường biết bằng cách bật đèn tín hiệu, cảnh báo bằng cây hoặc vật để ở phía trước và phía sau của phương tiện.

Tuy nhiên, việc đặt cảnh báo bằng cây, vật dụng, hộp nhỏ, ở phía trước, sau xe ôtô chủ yếu là cho có hoặc để đối phó.

Vì thường lái xe sử dụng các cành cây và đặt khoảng cách quá gần mà đặt các vật phía trước, phía sau xe ôtô mà không có phản quang hoặc khoảng cách quá gần thì ở khu vực không có ánh đèn, đường hẹp thì hầu như không phát huy được tác đụng cảnh báo đối với người điều khiển xe môtô.

Đối với các cảnh báo này vào ban ngày thì người và phương tiện đi lại trên đường rất dễ dàng phát hiện ra được nên hầu như không gây nguy hiểm cho người và phương tiện đi lại trên đường.

Nhưng vào ban đêm, ở khu vực không có ánh đèn đường, xe ôtô lưu thông trên đường với tầm chiếu của đèn pha xa thì người điều khiển xe ôtô phát hiện có xe ôtô đi đang đỗ, dừng phía trước và tránh được.

Đối với người đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ khác đi với tốc độ chậm thì cũng dễ phát hiện ra xe ôtô đang đỗ, dừng phía trước và tránh được.

Nhưng đối với người điều khiển xe môtô do tầm chiếu của đèn gần, không được xa như xe ôtô, tầm nhìn xa hạn chế, trong khi đó tín hiệu của xe bị hỏng cảnh báo thì người điều khiển xe môtô cũng khó xác định được là xe ôtô phía trước là đang đỗ, dừng hay là đang di chuyển với tốc độ chậm.

Việc cảnh báo bằng cành cây, vật không phát quang được đặt phía trước hoặc phía sau xe ôtô thì người điều khiển xe môtô cũng khó phát hiện được.

Hơn nữa, vào ban đêm người điều khiển xe môtô thường đi với tốc độ cao, do đó khi đi đến gần xe ôtô đang đỗ, dừng trên đường thì khoảng cách đã quá gần thường là 7 – 10m, lúc này người điều khiển xe môtô bị bất ngờ dẫn đến lúng túng trong xử lý tay lái, dẫn đến tai nạn xẩy ra.

Tuỳ từng trường hợp mà có thể bị thương hoặc tử vong tại chỗ. Mà thực tế là bị thương rất nặng hoặc tử vong tại chỗ.

Do đó, để hạn chế loại tai nạn giao thông liên quan đến xe ôtô bị hỏng nên đỗ, dừng này thì cần phải tiến hành một số biện pháp sau:

- Phải tiến hành xây dựng ngay các điểm đỗ dừng trên đường, để khi tham gia giao thông các phương tiện bị hỏng thì có thể vào dừng chờ để tiến hành sửa chữa.

Hiện nay trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình thì có các đừng đỗ này, còn các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên tỉnh thì hầu như không có, do đó khi đi trên đường không may phương tiện bị hỏng thì lái xe tuỳ nghi đỗ được chỗ nào thì đỗ.

Việc xây dựng các điểm này không tốn kém, chỉ cần một khoảng đất trống bên đường là có thế làm được ngay, không tốn nhiều về tiền bạc.

- Quy định về việc cảnh báo của phương tiện khi bị hỏng ở khu vực đường hẹp, không có ánh điện thì bắt buộc lái xe phải đặt các thiết bị cảnh báo mềm, có phát quang, đặt biển báo có phát quang.

Ví dụ như loại biển báo đặt báo đoạn đường đang thi công, các vật cảnh báo phải đặt phía trước và phía sau xe ôtô một khoảng cách đủ lớn khoảng 50 – 70m thì cho người điều khiển xe môtô khi phát hiện được thiết bị cảnh báo mềm thì cũng đủ thời gian và khoảng cách để xử lý được tình huống. Làm cho các cảnh báo này phát huy được tác dụng.

- Tại những tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, nhưng trên đường chưa có ánh đèn, đường hẹp thì chính quyền địa phương có biện pháp để hỗ trợ cho lái xe ôtô khi bị hỏng trong việc cảnh báo người và phương tiện đi lại biết được, như khi có phương tiện bị hỏng thì lái xe thông báo cho chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương thông báo cho nhân dân trong địa phương biết (nạn nhân trong các loại vụ tai nạn này chủ yếu là người địa phương).

Nếu điều kiện cho phép thì tiến hành lắp bóng điện nơi đang đỗ, dừng xe ôtô để cho mọi người phát hiện được từ xa. Muốn thực hiện được việc này thì trên mỗi đoạn đường cần phải để lại số điện thoại, đường giây nóng của chính quyền địa phương để khi lái xe cần hỗ trợ thì liên hệ ngay.

Chúng ta cần phải hành động ngay để từng bước tiến tới giảm và đẩy lùi tai nạn giao thông đường bộ, đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc xe ôtô bị hỏng đang đỗ, dừng trên đường chờ sửa chữa.

Độc giả Hoàng Duyên

Diễn đàn hiến kế giảm tai nạn giao thông

VietNamNet mở diễn đàn để bạn đọc góp ý các giải pháp nhằm giảm TNGT.Mọi ý kiến, bài viết góp ý, chia sẻ xin gửi về banxahoi@vietnamnet.vn.