- Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa. Gọi là "Nhà Vương" bởi nó như một "pháo đài" của "Vua Mèo" Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. 


Nhà Vương tọa lạc trên khu đất có 700 cây sa mộc trăm tuổi bao quanh. Ngôi nhà của Vua Mèo được xây vào năm 1914, do một kíp thợ khoảng 200 người từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang làm, với chi phí quyết toán tới 15 vạn đồng bạc trắng.

Phía trước dinh thự Vua Mèo ở Sà Phìn với những hàng cây sa mộc
 
Nhà Vương làm toàn bằng gỗ thông, ngói ống, đá xanh. Nhà chia 3 lớp: tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng

Toàn bộ khu nhà được kết cấu gồm 64 gian phòng khác nhau gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện.

Điều đặc biệt nhất trong ngôi nhà Vương là những kiến trúc và hoa văn hình loài hoa anh túc. Vì thế, có người còn gọi đây là 'dinh thự thuốc phiện'.

Thiếu nữ người Mông trong dinh thự vua Mèo ở Sà Phìn.
 
Trong khu dinh thự họ Vương, tất cả các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô. Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà cũng được tiện hình quả thuốc phiện.

Đặc biệt là căn hầm được làm bằng những phiến đá xanh dày trên 60cm, được thiết kế để chứa thuốc phiện. Căn hầm được thiết kế nằm phía trái ngôi nhà, đối xứng với căn hầm chứa vàng bạc phía phải ngôi nhà.

Xa hoa nhất trong khu nhà Vương là chiếc bể tắm được đục đẽo công phu hình bán nguyệt từ nguyên một khối đá khổng lồ mà tương tuyền vốn là bể tắm sữa dê cho bà vợ thứ nhất của vua Mèo.

Để chiều lòng bà vợ cả, vua Mèo bắt các Tống giáp, Lý trưởng, Mã phài…những chức quan trong vùng cống nạp dê hàng tháng chỉ với mục đích vắt sữa cho vợ tắm.

Cổng vào nhà Vương.

 

 

Nổi bật trong kiến trúc, điêu khắc trong ngôi dinh thự là ảnh hưởng nặng nề của thuốc phiện. Những vì kèo được khắc họa hình hoa anh túc.
 
Một trong nhiều họa tiết khắc họa rõ hình hoa thuốc phiện - loài cây điển hình trong một thời kỳ ở vùng cao nguyên đá.

Trong khu dinh thự họ Vương, các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô.

 

 

Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà được tiện hình quả thuốc phiện.
 
Kho thuốc phiện được Vua Mèo Vương Chính Đức cho xây dựng phía bên trái ngôi dinh thự dùng để cất trữ thuốc phiện - một biểu tượng quyền lực của quý tộc Mông.

Hầm thuốc phiện được làm bằng những khối đá xanh, mài nhẵn, cắt gọt vuông vức. Mỗi phiến đá có độ dày khoảng 60cm.

Phía trong căn hầm Vua Mèo dùng để chứa thuốc phiện.

Chiếc bể tắm được đục đẽo công phu hình bán nguyệt từ đá nguyên khối mà tương tuyền vốn là bể tắm sữa dê cho bà vợ thứ nhất của vua Mèo.

Vua Mèo Vương Chính Đức và đại gia đình quý tộc của ông.

D.Tuấn

>> Khám phá ngôi nhà “quái dị” nhất Việt Nam
>> Nhà gỗ nào “khủng” nhất miền Bắc
>> Những dinh thự xa hoa của cựu hoàng Bảo Đại