- Vụ việc xảy ra tại giáo họ Trại Gáo, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An là vi phạm pháp luật nghiêm trọng: gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, bao vây trụ sở chính quyền, hành hung cán bộ…

{keywords}

Một số người dân quá khích tụ tập trước UBND xã Nghi Phương ( Nghi Lộc). Ảnh: Báo Nghệ An.

Vừa qua, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt tạm giam một số đối tượng có hành vi “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tài sản công dân” tại địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ngày 22/5/2013, qua nắm tình hình được biết Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc) tổ chức lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc) cho giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông, cầu nguyện cho 14 đối tượng vi phạm pháp luật nhằm lật đổ chính quyền nhân dân… với mục đích tập hợp lực lượng, kích động giáo dân kéo về thành phố Vinh gây rối tại phiên tòa phúc thẩm do Tòa án nhân dân Tối cao xét xử vào ngày 23/5/2013.

Trước tình hình đó, 1 tổ công tác đến khu vực giáo họ Trại Gáo để nắm tình hình. Khoảng 19 giờ 30 phút, khi tổ công tác đến khu vực gần nhà anh Đậu Văn Sơn để gửi xe thì bị hàng trăm giáo dân kéo đến vây bắt; có 3 cán bộ bị giáo dân dùng gậy, tuýp sắt đuổi đánh và bắt đưa về nhà văn hóa xóm 13, xã Nghi Phương giữ trái pháp luật; đối tượng quá khích đã mua xăng về đốt, phá hỏng 5 xe máy của tổ công tác.

Sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền đã làm việc với Tòa Giám mục và Giám mục Nguyễn Thái Hợp thừa nhận những việc làm của giáo dân là vi phạm pháp luật, đồng ý xét xử việc theo pháp luật.

Ngày 27/6/2013, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt tạm giam Ngô Văn Khởi (trú tại xóm 14, xã Nghi Phương) và Nguyễn Văn Hải (xóm 12). Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng đã khai nhận các hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Song, các đối tượng cực đoan trong công giáo ở giáo xứ Mỹ Yên đã kích động thân nhân của 2 đối tượng này với những luận điệu xuyên tạc rằng công an bắt sai người và yêu cầu thả người ngay lập tức.

Sáng 30/8, khoảng 300 giáo dân xứ Mỹ Yên kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu  bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương, chửi bới, gây sức ép với chính quyền đòi thả 2 đối tượng này. Đám đông còn kéo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã ra trước sân trụ sở UBND xã xúc phạm, giật tóc, xé áo… và giữ hơn 1 tiếng đồng hồ giữa nắng.

Sáng 3/9, lại có khoảng hơn 500 giáo dân xứ Mỹ Yên kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương bao vây, chửi bới, lăng mạ, xông vào trong trụ sở khống chế, giữ 6 cán bộ của xã và huyện Nghi Lộc.

Hôm sau, ngày 4/9, Tòa giám mục Xã Đoài (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) tổ chức lễ tấn phong Giám mục phụ tá cho linh mục Nguyễn Văn Viên do Giám mục Nguyễn Thái Hợp làm chủ lễ. Nội dung buổi lễ thuần túy tôn giáo, an ninh trật tự được bảo đảm. Mặc dù có rất nhiều Giám mục, Linh mục các đia phương khác và gần 2 vạn giáo dân về dự lễ, UBND tỉnh, UBND huyện Nghi Lộc và các ngành chức năng đã chủ động phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho buổi lễ diễn ra tốt đẹp, không để xuất hiện phức tạp, lộn xộn.

Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều, khoảng 30 giáo dân, chủ yếu là phụ nữ (trong đó có vợ của đối tượng Nguyễn Văn Hải) mang theo liềm, chấu xông vào trụ sở UBND xã Nghi Phương để đòi thả 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Sau đó, nhà thờ Trại Gáo đã rung chuông và có hàng trăm giáo dân kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương. Ngay sau đó, số lượng giáo dân đổ về đoạn đường tỉnh lộ 34 ngay trước trụ sở UBND xã Nghi Phương tăng lên mỗi lúc một đông. Một số đối tượng quá khích đã dùng gạch, đá ném tới tấp vào trụ sở UBND xã và tấn công lực lượng bảo vệ; táo tợn hơn họ còn dùng xe công nông công khai chở gạch, đá cung cấp cho đám đông dùng làm hung khí để tấn công cán bộ các ngành chức năng đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại đây, làm cho tình hình hỗn loạn và phức tạp thêm, có 20 cán bộ bị thương (trong đó có 6 người bị thương nặng). Trong lúc xô xát, hỗn loạn có một số người dân bị thương nhẹ. Trước tình hình đó, buộc lực lượng chức năng phải sử dụng quả nổ để tự vệ và bảo vệ trụ sở UBND xã Nghi Phương. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã bắt giữ 16 đối tượng quá khích.

{keywords}

Một số giáo dân quá khích ở giáo xứ Mỹ Yên bị kích động ném đá vào trụ sở UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) vào chiều 4/9/2013. Ảnh: Báo Nghệ An.

Những hoạt động vi phạm pháp luật nêu trên là rất rõ ràng, nhưng một số trang mạng trong và ngoài nước đưa tin, bình luận sai lệch, xuyên tạc sự thật, vu khống cho rằng cơ quan chức năng đã bắt người trái pháp luật, bắt giữ oan người, đòi thả người vô điều kiện… Về việc này, cần khẳng định rằng:

+ Căn cứ quy định pháp luật và chứng cứ tại hiện trường thu thập được, việc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hoàn toàn đúng pháp luật.

+ Tại cơ quan điều tra, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Việc các chức sắc, giáo dân, một số trang mạng trong và ngoài nước cho rằng chính quyền dùng công an, quân sự đàn áp, bắt bớ giáo dân là hoàn toàn sai sự thật.

Vụ việc xảy ra tại giáo họ Trại Gáo là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng: gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và sau đó là bao vây trụ sở chính quyền, khống chế, hành hung, đánh đập cán bộ…

Sự việc xảy ra trong đêm 22/5 và các ngày 30/8, 3/9 và 4/9 nằm trong âm mưu, ý đồ, kịch bản được dàn dựng chặt chẽ, có tổ chức từ trước để ép chính quyền thả 2 bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Việc đòi thả 2 bị can là cái cớ để gây sức ép với chính quyền, làm mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Nghệ An và tạo cớ vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo.

Sau một thời gian đấu tranh, thuyết phục đã có nhiều linh mục, chức sắc, chức việc hiểu rõ bản chất vấn đề chuyển hướng sang đối thoại, nhưng một số Linh mục cực đoan vẫn bất hợp tác với chính quyền, tiếp tục ngầm điều khiển một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan gây ra các vụ phức tạp vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Không loại trừ khả năng có sự chỉ đạo, tác động, móc nối của các thế lực xấu và tổ chức phản động từ bên ngoài, nhất là tổ chức Việt Tân…

Thiết nghĩ, để ổn định tình hình, Giáo hội, các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân ủng hộ và cùng các cấp chính quyền phối hợp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của một số đối tượng; tránh bị kích động chia rẽ lương giáo, chia rẽ chính quyền với giáo hội, làm mất uy tín, hình ảnh của cả nhà nước Việt Nam và đạo Thiên Chúa.

  •  Nguyễn Trung Thực