- Với chủ trương nhanh chóng khôi phục quyền lợi của người lao động đã bị tước đoạt, UBND TP.HCM chỉ đạo 4 doanh nghiệp công ích khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục. Vậy đến nay, các DN trên đã làm được những gì ? Người lao động sẽ được đền bù thiệt hại một cách xứng đáng trong nay mai hay phải đợi đến khi nào ?
Trả lại công bằng
Thu hồi toàn bộ số tiền đã chi cho các viên chức quản lý sai quy định, báo cáo về UBND TP.HCM trước ngày 15/9.
Người lao động ở các công ty công ích TPHCM đang chờ giải quyết quyền lợi chính đáng. Ảnh Trương Khởi |
Trong khi đó, mức lương của những công nhân ngày ngày ngâm mình trong nước cống hay đêm đêm thức trắng để làm đường với điều kiện khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm chỉ ở mức trên dưới 10 triệu đồng.
Tại Công ty Thoát nước đô thị thu nhập Giám đốc cao gấp 41 lần lao động thời vụ…Nhiều công nhân làm việc rất nhiều năm vẫn chỉ là lao động thời vụ.
Sau khi sự thật được phanh phui, như một điều tất yếu, để trả lại công bằng cho NLĐ, UBND TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ chức vụ đối với 8 lãnh đạo chủ chốt tại 4 DN trên.Những cá nhân còn lại có liên quan phải tiến hành kiểm điểm. Điều
này đã xoa dịu phần nào phẫn nộ của NLĐ cũng như dư luận.
Thế nhưng thế chưa đủ, dư luận vẫn tiếp tục trông đợi một kết quả “có hậu” hơn
đến với những NLĐ tại các công ty này.
Việc nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo rà
soát, ký kết lại hợp đồng lao động, khôi phục các quyền lợi lẽ ra họ được hưởng
từ trước đến nay mới là thiết thực nhất.
Khi nào?
Theo báo cáo, đến này 4/9, các DN đã tiến hành thu hồi khoản tiền đã chi sai quy
định. Theo đó, công ty Thoát nước đô thị đã tiến hành thu hồi được khoảng
2,1/3,2 tỷ đồng, công ty Công viên cây xanh thu hồi được 1/1,29 tỷ đồng, công ty
Công trình giao thông Sài Gòn đã thu hồi toàn bộ số tiền đã chi sai cho cấp quản
lý là 554 triệu đồng.
Về việc khôi phục quyền lợi cho NLĐ, ngoại trừ Công ty TNHH MTV Công viên cây
xanh đã hoàn tất việc ký lại hợp đồng lao động đối với các trường hợp lao động
mùa vụ, hai công ty còn lại là Công ty Thoát nước đô thị và Công ty Công trình
giao thông Sài Gòn vẫn trong giai đoạn rà soát. Như vậy, hơn 700 công nhân từng
bị tước đoạt quyền lợi tại hai DN này vẫn đang trong tình trạng chờ đợi.
Trao đổi về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Thành Công – Đoàn luật sư TP.HCM cho
biết: trong trường hợp trên NLĐ đã không được ký hợp đồng lao động theo đúng quy
định của pháp luật.
Sai phạm trên là của các công ty dịch vụ công ích. Công ty
công ích là doanh nghiệp nhà nước. Theo đó thì chủ sở hữu của những công ty này
là nhà nước, mà trực tiếp là UBND TP.HCM.
Việc cách chức 8 lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước vừa qua thuộc thẩm quyền
của UBND TP.HCM. Tuy nhiên, để khôi phục quyền lợi cho NLĐ, UBND TP.HCM cần có
quyết định bổ nhiệm cá nhân khác tạm giữ, thực hiện quyền giám đốc.
Người tạm
giữ quyền giám đốc sẽ trực tiếp kí kết hợp đồng lao động với người lao động và
HĐLĐ này có giá trị pháp lý. Người được bổ nhiệm quyền giám đốc theo Bộ luật Lao
động được xác định là “người sử dụng lao động”.
Về thời điểm giao kết hợp đồng lao động phát sinh hiệu lực, ở đây do lỗi từ phía
bên DN nhà nước nên khi kí kết lại hợp đồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ thì
hiệu lực hợp đồng sẽ vẫn phát sinh từ lúc giao kết lần đầu tiên (nghĩa là từ lần
đầu tiên của hợp đồng thời vụ).
Trên cơ sở hợp đồng lao động trên, cơ quan BHXH sẽ tiến hành truy thu bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ theo quy định. Và tất
nhiên, khoản tiền các DN này bị truy thu cho hàng trăm lao động trong thời gian
qua hẳn không phải nhỏ.
Ngày 10/9, PV VietNamNet liên hệ với Công ty Thoát nước đô thị, ông Nguyễn Thiện
– Trưởng phòng quan hệ cộng đồng tại DN này xác nhận hiện công ty vẫn đang hoàn
tất hồ sơ để ký kết hợp đồng với NLĐ theo chỉ đạo của UBND TP.
Tuy nhiên, do
Giám đốc công ty đã bị cách chức, DN chưa nhận được quyết định của ủy ban bổ
nhiệm người thay thế chức vụ trên nên dù hồ sơ đã hoàn tất nhưng chưa có ai thay
DN để ký hợp đồng, NLĐ vẫn phải chờ.
Nói vậy, nghĩa là các công nhân từng bị tước đoạt quyền lợi đang phải chờ quyết
định từ thành phố? Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, việc đưa ra quyết định ai
sẽ là người tạm thay thế các quan chức trên hẳn không phải là điều dễ dàng.
M.Phượng