Trong khi Hà Nội đang lựa chọn một con đường xứng tầm để mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tại thị xã Đồng Hới những năm trước chiến tranh chống Mỹ, tên Võ Nguyên Giáp đã được đặt cho một con đường hiện đại nhất của trung tâm chính trị tỉnh Quảng Bình.

Ngày nay đường Võ Nguyên Giáp đã được đổi tên thành đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Quang Trung và một phần đường Thanh Niên

Đi tìm con đường lịch sử

Sáng 8/10, qua cuộc điện thoại với chúng tôi, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình Phạm Quang Hải đã thông báo một tin hết sức ngắn gọn: “Nghe nói thời kỳ trước chiến tranh đã có đường mang tên Võ Nguyên Giáp. Nhưng hồi đó tôi còn nhỏ, sau này lớn lên thì cũng nghe các cụ nói lại, hình như là đường Thanh Niên ngày nay”.

{keywords}

{keywords}

Ngày nay đường Võ Nguyên Giáp đã được đổi tên thành đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Quang Trung và một phần đường Thanh Niên

Từ thông tin trên, chiều cùng ngày PV Báo Giao thông đã đi nhiều con phố, hỏi đường Thanh Niên và tìm đến gần cuối thành phố Đồng Hới thì đường Thanh Niên xuất hiện ngay bên bờ sông Nhật Lệ.

Theo cụ Bính, con đường Võ Nguyên Giáp xưa kia nay có điểm đầu là cầu Hải Thành đến Bắc cầu Dài và chính là đường Lý Thường Kiệt và Quang Trung hiện nay. Hiện tại, trên con đường này vẫn còn Bưu điện tỉnh của gần 60 năm trước, Quảng trường TP Đồng Hới, UBND tỉnh cùng nhiều sở, ngành cũng được xây dựng mới hoặc chỉnh trang lại khiến tuyến đường trở nên khang trang, đúng với vai trò tuyến phố chính và trung tâm của thành phố Đồng Hới.


Ông Nguyễn Hữu Huy năm nay đã 68 tuổi, sống tại Tổ dân phố số 1, phường Hải Đình, nằm bên mặt đường Thanh Niên đã gật đầu khi tôi hỏi con đường này có liên quan đến đường Võ Nguyên Giáp xưa kia.

Do mới phẫu thuật thanh quản nên ông Huy đã chọn cách viết để trò chuyện với chúng tôi. Ông cho biết, ngôi nhà này xưa kia là của ông bà, sau chiến tranh ông về ở tại đây. Hồi hòa bình lập lại năm 1954, thị xã Đồng Hới khi đó đặt lại tên đường cho trung tâm thị xã. Khu vực phía Nam Thành Đồng Hới có các khu phố Trung, Nam và Bắc. Phía trên có trục QL1A đi qua kéo dài đến khu vực Cầu Dài mang tên đường Võ Nguyên Giáp.

Cho đến năm 1965, nơi đây bị chiến tranh tàn phá. Đến 1976, khu vực này vẫn không có dân ở. Đến năm 1989, khi tiến hành tái lập tỉnh Bình Trị Thiên, dân và cán bộ ở Huế ra sinh sống. Mãi tới 4/8/1992 các tên đường mới được đặt lại và đường Thanh Niên có một đầu nối vào đường Võ Nguyên Giáp xưa kia.

{keywords}

Ông Nguyễn Hữu Huy (68 tuổi) - người dân gốc ở phường Hải Đình - thuật lại từng chi tiết mà ông nhớ về con đường.

Trong khi câu chuyện của chúng tôi và ông Nguyễn Hữu Huy còn dang dở thì vợ của ông, bà Nguyễn Thị Ngẫu năm nay 66 tuổi về nhà và câu chuyện liên quan đến con đường Võ Nguyên Giáp được làm rõ.

Tấm bản đồ cách đây nửa thế kỷ…

Bà Ngẫu vừa bước chân vào nhà, ông Huy đã ra dấu cho bà dẫn chúng tôi đến nhà người anh thúc bá (con chú, con bác) mà theo ông bà là người am hiểu và tham gia vẽ bản đồ địa chính của Đồng Hới từ những năm 1960 về trước.

{keywords}

Tấm bản đồ cho thấy khi còn là thị xã Đồng Hới đã có con đường mang tên Võ Nguyên Giáp

Cách Đồng Hới khoảng 7km theo hướng đi đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, chúng tôi đến nhà của cụ Hoàng Trọng Bính năm nay đã sang tuổi 83.

Khi biết ý định của chúng tôi, cụ Bính nhanh chân vào vén chiếc rèm của phòng thờ và mở khóa tìm cho chúng tôi tấm bản đồ thị xã Đồng Hới năm 1960 được cất giữ rất cẩn thận.

Ở tuổi 83, cụ Bính không cần dùng kính, đặt tấm bản đồ trên bàn, ngón tay trỏ của cụ di chuyển theo vạch đen chính là QL1 hiện nay và dừng lại trước mũi tên chỉ dẫn, phía trước mũi tên là 4 chữ đường Võ Nguyên Giáp.

{keywords}

{keywords}

ông Hoàng Trọng Bính (83 tuổi) người duy nhất còn giữ nguyên vẹn tấm bản đồ thị xã Đồng Hới năm 1960 và nhớ tường tận câu chuyện về con đường này.

“Hồi tê (năm 1945 - PV), tui đi bộ đi học khoảng 2km từ phường Đồng Phú, ni là cầu Hải Thành đến phía Bắc cầu Dài. Hắn chính là đường Võ Nguyên Giáp. Ngày đó, hai bên đường có Sở Nông nghiệp, Bưu điện tỉnh, Quảng trường, Văn phòng Ủy ban tỉnh… nằm dọc theo đoạn đường. Bữa ni vẫn còn một số các cơ quan như Bưu Điện, Quảng Trường, Cổng Quảng Bình Quan vẫn nằm nguyên các vị trí cũ”.

{keywords}

Con đường này nằm ngay giữa trung tâm thị xã Đồng Hới và theo ông Bính đây là con đường đẹp rộng nhất, đẹp nhất thị xã lúc bấy giờ.

{keywords}

Tiền thân nó chính là một đoạn đường QL1A qua thị xã Đồng Hới.

(Ảnh: ông Bính cung cấp).

{keywords}

Đường có chiều dài 2km, từ Nam cầu Hải Thành đến Bắc Cầu Dài, thị xã Đồng Hới.

{keywords}

Thời kỳ đó, trên tuyến đường này tập trung nhiều cơ quan công sở lớn của tỉnh, có cả khu vui chơi và rạp chiếu bóng.

{keywords}

Quảng Bình Quan

{keywords}

Bưu điện thành phố Đồng Hới là 3 địa danh gắn liền với con đường

từ trước đến nay.

{keywords}

Những người từng chứng kiến sự chuyển dịch của lịch sử nơi đây đều bày tỏ mong muốn  khôi phục lại đường Võ Nguyên Giáp.

Về con đường Võ Nguyên Giáp trước đây, cụ Bính nói rành rọt với chúng tôi: “Hồi tê, năm 1954-1964, thời kỳ Thanh Niên Đông Hải đường Võ Nguyên Giáp là đường to nhất, dài nhất của thị xã Đồng Hới và có nhiều cơ quan, đơn vị chính đóng dọc theo con đường này. Về sau, chiến tranh xảy ra và đến khi tái lập tỉnh thì đã đổi tên”.

(Theo Giao thông vận tải)