- Chiều nay, 15/10 cầu Sài Gòn nằm trên trục giao thông huyết mạch - cửa ngõ phía Đông Bắc, nối liền TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, miền Bắc chính thức thông xe.

XEM CLIP TẠI ĐÂY

Công trình cầu Sài Gòn 2 do Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) và Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) làm chủ đầu tư với tổng số vốn của dự án gần 1.500 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức B.T (xây dựng - chuyển giao).

Dự án có thời gian thi công là 18 tháng, tính từ ngày khởi công 14/4/2012, vượt tiến độ kế hoạch hơn 3 tháng.

{keywords}

Cắt băng khánh thành cầu Sài Gòn 2

 

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chủ trương của TP.HCM trong xã hội hóa đầu tư cơ bản, và cầu Sài Gòn 2 đã chứng minh điều đó.

Phó Thủ tướng đề nghị TP.HCM cải cách hành chính, thu hút đầu tư để các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển hạ tầng TP.

Do lưu lượng xe lưu thông đã quá tải so với khả năng thông hành của cầu Sài Gòn hiện hữu (cầu này phải chịu khoảng 40.000 lượt xe qua lại; trong khi sức chịu tải của cây cầu chỉ đáp ứng 50% lưu lượng này)

Cầu Sài Gòn 2 được xây dựng về phía hạ lưu (phía bên phải theo hướng từ quận Bình Thạnh sang quận 2) và song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, khoảng cách giữa tim cầu Sài Gòn hiện hữu và tim cầu Sài Gòn 2 là 26,6m.

Công trình cầu Sài Gòn 2 được thiết kế cho phép các loại xe lưu thông với tốc độ 80 km/giờ, có tải trọng cho phép xe siêu trường, siêu trọng lưu thông. Theo tính toán công trình này sẽ có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất lên đến cấp 7.

{keywords}

Toàn cảnh cầu Sài Gòn cũ và mới. Ảnh MTG

 

Theo thiết kế, công trình cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài 1.450m, trong đó chiều dài thân cầu là 987,32m, gồm 30 nhịp và phần còn lại là đường dẫn lên cầu. Chiều rộng mặt cầu là 23,5m, được chia làm 6 làn xe, bao gồm: 4 làn xe ôtô (rộng 15m) và 2 làn dành cho xe máy và xe thô sơ.

Cầu Sài Gòn được xây dựng nhằm giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, giải tỏa ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực giao thông tại cửa ngõ phía Đông Bắc, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến Xa lộ Hà Nội sau khi được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thạch Thảo