- Chiều tối 21/10, TPHCM chứng kiến đợt triều cường với mực nước cao chưa từng có; nước tràn vào nhà, bốc mùi hôi thối khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Một lần nữa người dân ở nhiều quận, huyện lại phải oằn lưng tát nước, di chuyển vật dụng trong nhà lên cao và…bất lực, bó gối chờ nước rút.  

Ngập kỷ lục... 

{keywords}

16 giờ chiều 21/10, trước hẻm 48, đường Bến Phú Định (Q.8) nước từ ngoài kênh bắt đầu tràn tới đường, ngập tới đầu gối; các phương tiện đi qua khu vực này phần lớn bị chết máy, phải dẫn bộ. Nhiều người buôn bán dọc đường phải kê hàng lên cao để tránh nước.

Trong con hẻm, nước ngập lênh láng như một con sông, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn bao cát, ván gỗ để chống chọi với nước ngập. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lập, dù đã lớn tuổi nhưng vẫn hì hục khuân bao tải cát chắn trước cửa phòng, ngăn dòng nước đen ngòm chảy vào nhà.

{keywords}

Ông Lập kể: “Hai vợ chồng tui ở trọ đã hơn 2 năm, sống trong con hẻm này đã quen với cảnh ngập, nhưng chưa bao giờ thấy triều cường lớn như năm nay, nước ngập vào nhà cao qua đầu gối. Cả tối qua hai vợ chồng không sao ngủ được, tui phải kê hết đồ đạc lên cao để tránh hư hỏng…”.

Ông Lập chỉ tay vào một căn nhà đóng cửa kín mít, nước ngập lênh láng phía đối diện và cho biết: chủ ngôi nhà này vì không chịu được cảnh ngập nên đã chuyển nhà đi nơi khác sống.

Phía sâu trong hẻm, một dãy nhà trọ gần 20 phòng bị nước tràn vào, bốc mùi hôi thối, nhiều gia đình có trẻ em phải đưa lên trên gác để tránh nước. Trong phòng trọ của anh Phạm Văn Hùng Thanh, nước ngập tới đầu gối, đồ đạc trong phòng đều bị ướt. Anh cho biết 2 ngày qua, phải nghỉ làm để ở nhà dọn dẹp, tát nước ra khỏi phòng.

{keywords}

“Hôm qua nước ngập, có cả rắn bơi từ ngoài vào khiến sợ tôi mất ngủ cả đêm” anh Thanh lo lắng nói

Tới 20 giờ tối nước vẫn dâng cao, lúc này các bao cát, ván gỗ dường như vô dụng. Người dân sống trong hẻm đổ ra đường đứng vì trong nhà, nước ngập cả vào nhà vệ sinh, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

{keywords}

15 giờ chiều, con đường Bùi Hữu Nghĩa (P.1 Q.Bình Thạnh) nơi tập trung các cơ sở sản xuất cơ khí, buôn bán tạp hóa…mọi người cũng nháo nhào chuẩn bị để đối phó với nước dâng. Đến 16g chiều, người dân tạm dừng việc buôn bán, họ mang những bao tải cát, miếng ván để che chắn cho nước không tràn vào nhà.

{keywords}

Chưa đầy 15 phút, đoạn đường biến thành sông. Ngoài đường các phương tiện di chuyển chậm chạp, nước tràn vào bô xe khiến nhiều người phải dẫn bộ. Trong khi đó, các căn nhà nằm sát đường phải cam chịu cảnh nước tràn lênh láng, các vật dụng như tủ lạnh, ti vi, quạt máy…được nhiều hộ gia đình kê lên cao tránh thấm nước.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Sinh, người dân sống tại đây cho biết, chưa bao giờ người phải “gồng mình” đối phó với triều cường như năm nay. Ông cho biết dù không có thiệt hại về tài sản, nhưng nỗi khổ chạy…lụt cứ “đến hẹn lại lên” khiến người dân vô cùng khổ sở.

“Chúng tôi nghe trên báo đài nói nhiều về chương trình chống ngập của TP, nhưng chờ mãi chẳng thấy lợi ích đâu, ngập vẫn hoàn ngập, thậm chí nặng nề hơn. Chỉ mong TP làm nhanh để dân được nhờ…” ông Sinh phần trần.

Dự án đê bao: phần lớn “trên giấy” vì thiếu tiền

Theo trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, đỉnh triều sáng 21/10 là 1,58m, nhưng đến 18 giờ 30 phút đỉnh triều sẽ tăng lên 1,65m vượt mức báo động 3. Có ít nhất 16 tuyến đường nội thành bị ngập nặng, nhiều khu vực ngoại thành sẽ bị tràn bờ bao.

Các tuyến đường thành “điểm nóng”, ngập rất nặng là Bến Phú Định (Q.8), Lương Định Của ( Q.2), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Bình Qưới (Bình Thạnh)…

{keywords}

Ông Đỗ Tuấn Long – Trưởng phòng quản lý thoát nước, trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM cho biết, từ ngày 17/10 đỉnh triều luôn vượt mức báo động 3, đây là đỉnh triều lớn nhất trên sông Sài Gòn từ trước tới nay, vì thế trung tâm đã huy động 3 trạm bơm lớn Thanh Đa, Mễ Cốc, Phú Lâm hoạt động hết công suất và sử dụng tất cả các máy bơm di động hút nước để tránh ngập nặng, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, xáo trộn cuộc sống của người dân.

{keywords}

Được biết từ năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chống ngập TP HCM, với dự án làm tuyến đê bao khép kín từ giáp danh Tây Ninh, bọc xuống Nhà Bè về Long An với chiều dài 176 km đê bao và 13 cống kiểm soát triều lớn cùng hàng trăm cống nhỏ.Tuy nhiên do ngân sách nhà nước không đủ nên mới chỉ thực hiện được cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè và từ tỉnh lộ 8 đến sông Vàm Thuật.

·       Vũ Đoan – Trương Khởi