- Đây là trận lũ lớn nhất từ trước đến nay khiến rốn lũ Hội An ngập sâu và kéo dài nhất.

"Công tác ứng phó đang được triển khai, hiện đã phong tỏa các tuyến đường để di chuyển dân" - ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết vào ngày 16/11.

Hiện các trong khu phố cổ ở Hội An như Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Trần Hưng Đạo… đều bị ngập nặng, có nơi ngập sâu gần 2m.

Trước khi nước lũ bắt đầu lên, lực lượng công an đã lập các chốt tại các điểm di tích và trục đường bị ngập lụt, không cho du khách lội nước và đi thuyền chụp hình, quay phim để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đáng quan tâm là nhiều trận lũ trước, nước không gây ngập sâu khu vực chùa Cầu. Nhưng trận lũ này chùa Cầu đã bị ngập sâu trong nước khiến di tích quan trọng này đang đối mặt với nguy cơ đổ sập nếu không có biện pháp hữu hiện để xử lý sau ngập.

Cầu An Hội và Cẩm Nam cũng đang nguy hiểm do nước lũ dâng cao cuốn theo rác thải và bèo gây nghẽn dòng chảy. Nếu không có biện pháp khai thông kịp thời thì nước lũ sẽ vượt cầu và có thể cuốn trôi hai cây cầu huyết mạch nối khu phố cổ với phía bờ phía nam sông Hoài.

Nước lũ dâng nhanh và ngập sâu các tuyến phố chính của TP. Hội An như tuyến đường Trần Phú - Lê Lợi, Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng…

Tại các khu phố chính này có hàng chục khách sạn, nhà nghỉ. Để ứng phó với lũ dâng cao, TP. Hội An đã đưa phương án di dời toàn bộ du khách đang lưu trú tại khu vực nước ngập sâu đến nơi an toàn vào trưa 16/11.

{keywords}

Chùa Cầu bị ngập sâu trong nước

{keywords}

{keywords}

Các tuyến đường trong khu phố cổ bị ngập sâu trong nước

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Người dân đô thị cổ bắt đầu di chuyển chạy lũ khỏi đô thị cổ

Quốc Hải-Vũ Trung