- Để di chuyển qua “ngã tư khổ” nói trên, dòng người phải nhích từng tý một vào mỗi buổi sáng, buổi chiều.

Sau khi cây cầu vượt Ngã Tư Sở được đưa vào sử dụng năm 2006, những tưởng rằng “ngã tư khổ” lớn nhất Hà Nội đã được xóa sổ.

Tuy nhiên, hiện nay, khi đường tàu điện trên cao đang thi công cột trụ, và một tổ hợp trung tâm thương mại, nhà ở mới đưa vào sử dụng thì lại xuất hiện thêm một “ngã tư khổ” ngay cầu vượt Ngã Tư Sở.

Thời gian gần đây, hướng lưu thông Nguyễn Trãi – Tây Sơn và chiều ngược lại ùn ứ kéo dài hàng km vào giờ cao điểm sáng, chiều.

Ô tô đi hàng 2, hàng 3, xe máy “bò” vào đường dành riêng cho xe buýt và “hất” xe đạp lên vỉa hè là những hình ảnh diễn ra hàng ngày tại đây. 

Ghi nhận, có quá nhiều điểm bất cập tại điểm giao thông này. 

Thứ nhất, dòng phương tiện đi từ phố Khương Trung muốn lên cầu vượt Ngã Tư Sở luôn xung đột với dòng phương tiện từ đường Nguyễn Trãi rẽ trước cầu vượt để đi ra đường Trường Chinh.

Thứ hai, dòng phương tiện trên đường Nguyễn Trãi (từ hướng Ngã Tư Sở và đường Láng) rẽ vào phố Khương Trung (qua điểm cắt) gây xung đột với dòng phương tiện trên đường Nguyễn Trãi từ phía Thanh Xuân đi lên cầu vượt hoặc rẽ vào phố Khương Trung

Thứ ba, khi 2 xung đột trên chưa được giải quyết thì mới đây các cơ quan chức năng lại mở thêm một đường ven sông Tô Lịch (đối diện phố Khương Trung) nên mức độ ùn tắc, bất cập càng tăng gấp đôi.

Trong khi đó, theo phản của người dân, hầu như rất ít khi thấy sự xuất hiện của các cơ quan chức năng điều tiết giao thông ở đây.

Và khi có sự xuất hiện của CSGT hay TTGT thì tình trạng cũng không khá hơn vì nút giao có quá nhiều xung đột, nhiều làn, hướng giao nhau. Nhất là giờ cao điểm, khi ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông không tốt thì tình trạng ùn tắc càng tăng.

{keywords}

 Phố Khương Trung giao với đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) vào mỗi buổi sáng đông nghịt người và phương tiện

{keywords}

 Ô tô, xe đạp, xe máy từ phố Khương Trung cắt ngang đường Nguyễn Trãi để lên cầu vượt ngã tư Sở.

{keywords}

 

{keywords}

 Để qua được ngã tư này, dòng phương tiện mất ít nhất 10-15 phút

{keywords}

 Đường Nguyễn Trãi là cửa ngõ Tây - Nam dẫn vào trung tâm Hà Nội

{keywords}

 Xe máy lấn vào đường dành riêng cho xe buýt và người đi bộ

{keywords}

 Dòng phương tiện phải di chuyển với tốc độ đi bộ mỗi khi qua đây vào giờ cao điểm

{keywords}

 Các chiến sỹ CSGT đội 7 làm nhiệm vụ chống ùn tắc vào mỗi khung giờ cao điểm hàng ngày

{keywords}

 Xe ô tô hàng 2, hàng 3 di chuyển chậm chạp

{keywords}

 Chỉ cần một va chạm nhẹ, hay một xe chết máy, CSGT phải nhanh chóng can thiệp để tránh ùn tắc kéo dài.

{keywords}

 Nhưng ý thức của người tham gia giao thông nhiều khi làm cho tình trạng ùn, tắc kéo dài

{keywords}

 Nhiều xe chọn cách quay đầu qua dải phân cách

{keywords}

 ...hoặc bất chấp dải phân cách mềm của CSGT vào mỗi khung giờ cao điểm

{keywords}

Hy vọng khi tuyến đường sắt trên cao đưa vào sử dụng thì tình trạng tắc đường tại "ngã tư khổ" dẫn vào trung tâm Hà Nội sẽ được cải thiện.

P.Trần