- Trước tình hình sử dụng thực phẩm chức năng bừa bãi, thiếu kiến thức của người dân liệu có nên cho phép bác sĩ tư vấn và kê đơn thực phẩm chức năng để đảm bảo an toàn cho người bệnh?
Đó là vấn đề nóng được bàn luận sôi nổi trong buổi hội thảo về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ Y tế chủ trì, diễn ra tại TP.HCM mới đây.
Cấm bác sĩ tư vấn, người dân gánh quả?
Nhiều người dân thiếu kiến thức về lựa chọn thực phẩm chức năng. Ảnh: Thanh Huyền. |
Đặc biệt sợ nhất là kiểu quảng cáo truyền miệng của một số đơn vị kinh doanh
hàng đa cấp. Người nọ giới thiệu người kia, thông tin sai lệch, đồn thổi…
Chính ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký hội Tiêu chuẩn và bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng: người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thiếu
kiến thức về thực phẩm chức năng, chưa được sự hướng dẫn của cán bộ y tế dẫn đến
phải gánh chịu các hậu quả về sức khỏe cũng như mua phải hàng giả, nhái, kém
chất lượng…
Theo quan điểm của TS Trần Quang Trung, Cục An toàn thực phẩm: “Việc hiểu không
đúng, sản xuất không đúng, tiêu dùng không đúng về thực phẩm chức năng đã dẫn
tới những phản ứng trái chiều trong xã hội.
Không nên thần thánh hóa và cũng
không nên tẩy chay thực phẩm chức năng. Quan trọng là cách sử dụng và quản lý
thế nào. Thực tế, thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con
người, góp phần trong việc dự phòng, nâng cao sức khỏe, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, thúc đẩy kinh tế xã hội…”.
PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Hiện Việt Nam đang
cấm bác sĩ kê thực phẩm chức năng trong đơn thuốc. Chính vì điều này lâu nay
thực phẩm chức năng sử dụng tại Việt Nam chủ yếu qua những người bán hàng, tư
vấn viên không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y tế dẫn tới gánh chịu hậu
quả chính là người tiêu dùng…”
Bác sĩ kê thực phẩm chức năng, con dao hai lưỡi?
Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, dù bị cấm nhưng vẫn có tình trạng bác
sĩ kê thực phẩm chức năng trong đơn thuốc cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân đưa ra
đơn thuốc trong đó có thực phẩm chức năng lên tới cả triệu đồng.
Cần hiểu rõ về thực phẩm chức năng trước khi sử dụng - (Ảnh minh họa) |
Từ đó, một số ý kiến phân vân: “Liệu việc công khai cho phép bác sĩ kê thực phẩm
chức năng trong toa thuốc có lợi bất cập hại?”.
Và nếu áp dụng, có xảy ra khả năng dù bệnh không cần thiết nhưng bác sĩ vẫn kê
thêm thực phẩm chức năng?
Cũng có ý kiến: “Đôi khi mua được thuốc đã là quá sức với một số bệnh nhân,
nay lại thêm vào thực phẩm chức năng có khác nào…tạo thêm gánh nặng cho người
bệnh? Thực phẩm chức năng cũng có nguồn gốc thiên nhiên, sao không khuyên bệnh
nhân chịu khó ăn uống, tiếp nhận dinh dưỡng theo cách thông thường?...”.
Giải thích thắc mắc này, các chuyên gia y tế cho rằng thực phẩm chức năng là sản
phẩm thực phẩm hỗ trợ các chức năng trong cơ thể. Bằng nhiều cách khác nhau
người ta đã điều chế thực phẩm chức năng, lấy bớt những thành phần không có lợi
và bổ sung các thành phần có lợi vào các sản phẩm tùy theo yêu cầu và mục đích
sức khỏe; trong khi cách ăn uống thông thường không làm được điều đó.
PGS - TS Lê Văn Truyền cho rằng: có thể cho phép bác
sĩ kê thực phẩm chức năng trong đơn nhưng phải có 2 phần rõ ràng, một phần dành
cho thuốc và một phần dành cho thực phẩm chức năng để người dân không bị lẫn lộn
và tự quyết định có dùng thực phẩm chức năng hay không.
“Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng tham gia đóng góp
ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hướng dẫn người tiêu dùng có tư vấn của
bác sĩ, tẩy chay sản phẩm quảng cáo mang tính lừa dối…để lĩnh vực này phát triển
lành mạnh, phù hợp với xu thế hội nhập” - ông Nguyễn Mạnh Hùngbày tỏ.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ở Việt Nam thực phẩm chức năng được nhập khẩu vào từ năm 2000, sau đó việc sản xuất thực phẩm chức năng trong nước cũng được nhiều công ty nghiên cứu và ứng dụng.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn rất mới. Trong vòng 10 năm qua Bộ Y tế đã ban hành ít nhất 5 văn bản để quản lý thực phẩm chức năng. Bộ Y tế sẽ đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của thực phẩm chức năng và cũng đồng thời ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo, bảo vệ sức khỏe người dân.
Hiện nay “cơn sốt thực phẩm chức năng” đang bùng nổ tại Việt Nam với gần 10.000 sản phẩm, trong đó 40% là sản phẩm nhập khẩu. Cả nước hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
|
Thanh Huyền