- Đối với số tiền mua 2 căn hộ của Dương Chí Dũng, Viện KSND cho rằng: “Chắc chắn số tiền lớn như vậy, công chức bình thường không thể có được”.

Thiệt hại đã tăng lên hơn 500 tỷ đồng

Chiều 14/12, đại diện VKS đối đáp lại luận điểm của luật sư cho rằng số tiền 1,666 triệu USD không phải là của Vinalines: Các vị cứ thắc mắc, chắc gì số tiền 1,666 triệu USD đã liên quan đến thương vụ mua ụ nổi 83 M., chắc gì đã là tài sản của Vinalines.

Nhưng trên thực tế, tiền đầu tư chính là tiền của nhà nước bởi: Vinalines 100% vốn của nhà nước thì sau này thua lỗ, nhà nước phải chịu.

{keywords}
Đại diện Viện KSND đối đáp tại phiên tòa.

Bị cáo Dũng là Chủ tịch HĐQT thì phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn không hiệu qủa, gây thâm hụt, thua lỗ.

VKS khẳng định, Vinalines vay tiền ngân hàng mua ụ nổi, khi tiền được giải ngân thì phải coi đó là tài sản của nhà nước và Vinalines phải có nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý như vốn của nhà nước. Nếu không trả được nợ thì cuối cùng nhà nước vẫn phải chịu.

Tại phiên tòa sáng 13/12, đại diện nguyên đơn dân sự, ông Lê Trương Thanh – Phó Tổng Giám đốc Vinalines cho biết, hiện ụ nổi đang neo đậu tại khu vực cảng ở tỉnh Long An.

Ụ nổi đang được bàn giao cho nhà máy sửa chữa tàu biển nhưng việc sửa chữa không khả thi. Vinalines đã xin phép thanh lý để trả lại tiền cho Nhà nước. Tuy nhiên, do đang trong quá trình điều tra, nên việc thanh lý đang tạm thời hoãn lại.

Hiện ụ nổi đó đã làm tiêu tốn của nhà nước, cho đến thời điểm hiện tại đã là hơn 500 tỷ đồng. Ụ nổi vào Việt Nam 5 năm trời, mất đi bao nhiêu tiền và không đẻ ra được cái gì cả. Trách nhiệm nó là ở đấy.

Khoảng 1,666 triệu USD chính là tiền của Vinalines đi ra nước ngoài rồi quay về Việt Nam... Ngày hôm qua vị đại diện Tổng Cty Hàng hải VN không dám trả lời thẳng vào câu hỏi - hiện ụ nổi đang trong tình trạng nào, làm tốn bao nhiêu tiền của nhà nước rồi?

Không thể trả lời tôi không biết ụ nổi đang neo đậu ở đâu, tình trạng như thế nào? Cứ như thế thì cái nền kinh tế đất nước này đi đến đâu?
”, lời vị công tố.

Đại diện VKS cho biết, hiện đang phải làm thủ tục bán thanh lý ụ nổi để cắt lỗ, bởi mỗi năm riêng tiền thuê neo đậu ụ nổi 83M. đã “ngốn” 1 tỷ đồng/ tháng. Tính ra mỗi năm nó “ngốn” 12 tỷ đồng phí thuê điểm neo đậu.

Các luật sư bảo vệ cho các bị cáo nêu câu hỏi, ý kiến chất vấn nhiều lý lẽ khác nhau nhằm chứng mình thân chủ của mình không phạm tội Tham ô và phạm tội danh khác.

Về việc này, VKS đối đáp rằng: Căn cứ vào kết quả xác minh từ phía Singapore, thì có việc chia số tiền 9 triệu USD làm 4 phần.

Tại tòa, bị cáo Chiều đã khai nhận, bị cáo được hưởng hơn 300 triệu đồng là do tham gia phi vụ mua ụ nổi.

Tại tòa Dương Chí Dũng cũng khai nhận có mối quan hệ mật thiết với ông Goh và bị cáo Sơn từng đến nhà bị cáo Dũng...

VKS cho rằng có đủ cơ sở xác nhận lời khai của Sơn tại tòa và CQĐT là đúng, là khách quan. Và việc truy tố và xét xử bị cáo tội Tham ô là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Công chức nhà nước lấy đâu tiền để mua nhà đẹp cho tình nhân?

Đối với số tiền mua căn hộ ở Láng Hạ và căn hộ ở Lý Thường Kiệt của bị cáo Dũng, VKS cho rằng: “Chắc chắn số tiền lớn như vậy, công chức bình thường không thể có được.”

{keywords}
Bị cáo Dương Chí Dũng.

Trước ý kiến của các luật sư cho rằng ụ nổi 83.M không phải là tàu biển, đại diện VKS viện dẫn nhiều văn bản, tờ trình, báo cáo, hồ sơ pháp lý của Vinalines đã từng gọi ụ nổi là tàu biển...

Tiếp đó, vị công tố viên này đã dẫn ra hàng loạt những quy định, tiêu chuẩn, văn bản pháp lý để chứng minh ụ nổi cũng phải chịu sự “quản lý tương tự” như tàu biển.

Đối đáp với các luật sư của nhóm bị cáo là cựu cán bộ hải quan, VKS khẳng định: 3 công chức hải quan đã không làm đủ chức trách của mình. Chức năng của hải quan là ngăn cản các hàng hóa không đủ chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế xâm nhập vào VN , sau đó mới đến tính thuế.

Cho nên nhiệm vụ của hải quan là người gác cửa. Để cho máy tính ra dữ liệu đúng thì nhập thông tin phải đúng. Nhập thông tin sai sẽ cho ra kết quả sai. Người nhập dữ liệu mà lái thông số thì cho ra kết quả khác”, đại diện VKS khẳng định.

Công tố viên “chốt” rằng, mức án đề nghị đối với các bị cáo là hợp lý, không đánh đồng. Những bị cáo có vai trò độc lập, tùy thuộc vào hành vi của từng bị cáo mà VKS đề nghị những mức hình phạt khác nhau.

T.Nhung