Trong diễn biến mới nhất của vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường thủ tiêu thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông Hồng, các nhà khoa học của Viện nước và công nghệ môi trường cho biết đã chủ động liên hệ để vào cuộc tìm kiếm nạn nhân.
Bắt đầu từ ngày 2/12/2013 cho tới nay, cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị
Thanh Huyền (39 tuổi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có một bước chuyển khác khi có sự
tham gia của các nhà khoa học. Trong đó, nhà khoa học Vũ Văn Bằng – phó viện
trưởng Viện nước và công nghệ môi trường đã trực tiếp mang chiếc máy đo Tia Đất
của mình để tìm kiếm nạn nhân.
Theo lập luận của ông Bằng cùng các nhà khoa học trong viện, nạn nhân nếu còn
dưới sông và chưa bị cuốn trôi thì chỉ có khả năng bị vùi lấp rất sâu dưới lớp
đất, cát dưới sông. Đến ngày 14/12, GS.TS Vũ Văn Bằng đã kết thúc bước đầu tiên
của công đoạn xác định các điểm nghi vấn có thi thể nạn nhân.
Ngày 18/12, ông Vũ Văn Bằng đưa ra kết luận 11 điểm tìm kiếm khả năng cao nhất
mà thi thể chị Huyền đang bị vùi lấp và đã chuẩn bị một bản báo cáo để gửi lên
cơ quan công an.
Ông Bằng cho biết tuy không gặp được lãnh đạo của các cơ quan này nhưng đã gửi
hồ sơ cho người được ủy quyền tiếp ông. Giáo sư Bằng cho biết thêm, công an sẽ
đọc báo cáo này và sẽ cùng ông lên kế hoạch khai quật.
Giáo sư Vũ Văn Bằng cùng với thiết bị của mình |
Cho
đến nay, trong bản báo cáo mà ông Bằng gửi đến cơ quan điều tra chỉ đề nghị
phương pháp tìm kiếm là khai quật đáy sông bằng gầu múc, chứ không dùng thợ lặn,
câu rà. Và cũng không đề nghị công an cùng hợp tác tìm kiếm”.
Cách của khoa học chắc chắn sẽ tìm được nạn nhân
Chia sẻ thêm về phương pháp của ông Bằng, TS Nguyễn Văn Túc – Viện trưởng Viện
nước và công nghệ môi trường bày tỏ: “Nếu nạn nhân còn nằm dưới sông thì chắc
chắn phương pháp này đã tìm thấy, bản thân ông Bằng và Viện cũng đã từng tìm ít
nhất 3 vụ có hoàn cảnh tương tự”.
“Tuy nhiên, trong vụ việc này, lợi thế của chiếc máy này cũng là điểm bất lợi.
Máy đo tia đất có khả năng nhận được bức xạ của thi thể người chết, từ đó khoanh
vùng được điểm nằm của thi thể. Chiếc máy này có thể bắt được tín hiệu của thi
thể từ rất nhiều năm trước còn lưu lại.
Trong khi đó, sông Hồng không năm nào không có thi thể trôi dạt nên do đó tín hiệu đôi khi bị nhiễu loạn, công việc thu thập tin tức bị khó khăn” – TS Túc nhận định.
Giáo sư Vũ Văn Bằng tìm kiếm thi thể nạn nhân trên cầu Thanh Trì |
TS Nguyễn Văn Túc chia sẻ thêm: “Tôi khẳng định bác sỹ Cát Tường phi tang nạn nhân trên cầu. Bởi hôm 12/12, khi ông Bằng mang máy dò đến mặt cầu, kiểm tra thấy có hai điểm có tín hiệu thi thể, một điểm tín hiệu mạnh, một điểm tín hiệu yếu.
Sau đó hỏi công an điều tra mới biết đích xác ban đầu bác sỹ này định phi
tang ở điểm tín hiệu yếu, nhưng sau đó thấy vẫn sát chân cầu nên mang nạn nhân
đi thêm một đoạn khoảng 100m rồi mới phi tang. Như vậy chiếc máy của ông Bằng
cho thông tin hoàn toàn trùng khớp”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Đức Quang, đại diện gia đình nạn nhân cho
biết điều khó khăn nhất với gia đình lúc này là tìm phương tiện để khai quật.
Hiện tại, một số đơn vị có thiết bị gầu múc dưới nước chỉ có khả năng múc đến độ
sâu 5m, trong khi đó, nhiều nơi có độ sâu tới 10m, thậm chí còn sâu hơn.
Song song với việc tìm thiết bị, gia đình cũng đã chuẩn bị tinh thần để thực
hiện theo phương pháp của giáo sư Bằng.
(Theo báo Đất Việt)